Những dấu hiệu tiềm ẩm nguy cơ trẻ còi xương
Trẻ còi xương là một căn bệnh thường gặp khá phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Còi xương khiến trẻ chậm phát triển, thiếu cân, ảnh hưởng tới cân nặng cũng như sức đề kháng kém. Vậy những dấu hiệu nào báo hiệu trẻ bị còi xương? Các bậc cha mẹ hãy cùng tìm hiểu nhé.
Thế nào là còi xương?
Còi xương là một bệnh toàn thân, xảy ra trên một cơ thể mà hệ xương còn đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh, liên quan đến rối loạn chuyển hoá calci và phosphor do thiếu viamin D.
Như vây, còi xương là một bệnh loãng xương do thiếu vitamin D. Bệnh thường xảy ra ở trẻ bụ bẫm dưới 2 tuổi (vì cơ thể của những đứa trẻ này phát triển mạnh, xương dài ra nhanh, nhu cầu về calci và phosphor cao, nên khi không có sự lắng đọng calci và phosphor thì xương sẽ bị loãng).
Bệnh còi xương có tỷ lệ cao ở những nước sương mù, ít có ánh nắng mặt trời. Viêt nam, là nước ở vùng nhiêt đới, nhưng tỷ lệ còi xương tương đối cao.
Nguyên nhân của trẻ còi xương
Do thiếu nguồn vitamin D cần thiết
Thiếu ánh nắng mặt trời:
Nhà ở chật hẹp, tối tăm.
Không cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Mặc quá nhiều quần áo.
Thời tiết sương mù (mùa đông xuân…).
Ăn uống:
Trẻ em thiếu sữa mẹ: Sữa mẹ có tỷ lệ calci/phosphor hợp lý, dễ hấp thu và tỷ lệ vitamin D cao hơn sữa bò.
Ăn nhiều bột cũng cản trở quá trình hấp thu calci, phosphor.
Yếu tố nguy cơ:
Tuổi: bệnh còi xương hay xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi, là tuổi mà hệ xương phát triển mạnh nhất.
Trẻ đẻ non: Có nhu cầu phát triển cao hơn, trong khi đó sự tích luỹ muối khoáng và vitamin D lại kém hơn.
Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn nhất là ở hệ tiêu hoá và hô hấp.
Màu da: Trẻ da màu hay bị còi xương hơn vì có sự cản trở quá trình tổng hợp vitamin D tại da.
Các triệu chứng của trẻ còi xương
Trẻ rối loạn tiêu hóa kéo dài, biếng ăn, ngủ kém, hay giật mình, khi ngủ vặn vẹo, quẫy đạp không yên, dễ bị kích thích, quấy khóc và hay khóc đêm.
Ra nhiều mồ hôi khi ăn, khi bú mẹ, nhất là khi ngủ (mồ hôi trộm).
Ngấn thịt xuất hiện ở cổ tay hoặc mắt cá
Dễ bị táo bón hoặc đi ngoài phân sống.
Trẻ lớn hơn hay kêu đau bụng, đau một lúc rồi hết, hay kêu đau nhức xương vào chiều tối hoặc ban đêm (hay gặp ở những xương dài như xương cẳng chân).
Rụng tóc cũng là một triệu chứng hay gặp
Ngoài ra, trẻ còi xương còn có các biểu hiện
Đầu tiên, xương sọ sẽ bị ảnh hưởng, nhất là vào 3 tháng đầu sau sinh: thóp rộng, bờ thóp mềm, lâu khép kín, có bướu đỉnh, bướu trán.
Từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 12 xuất hiện các nốt ở đầu xương sườn và biến dạng lồng ngực, ngực dô ức gà, xương sườn cong. Sau 1 tuổi, biến dạng sẽ ảnh hưởng lên chi khi trẻ em đã tập đi: cong xương chi dưới hình chữ O, chữ X, đầu gối vẹo ra ngoài.
Trẻ bị gù vẹo cột sống, khung chậu hẹp, chậm phát triển chiều cao.
Chậm mọc răng
Cơ nhẽo, yếu cơ gây chậm vận động như chậm biết lẫy, biết ngồi, biết bò, biết đi.
Khi thấy con có các biểu hiện này, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và có cách điều trị phù hợp.
Phòng bệnh trẻ còi xương như thế nào?
Để phòng bệnh còi xương cho trẻ, theo bác sĩ Hào, tốt nhất là bà mẹ thời kỳ mang thai và cho con bú phải ăn uống đầy đủ, uống bổ sung thêm viên sắt, canxi… và nhất là không quên tắm nắng.
Đối với trẻ em, cho bú mẹ sớm ngay sau khi sinh và bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu. Đến tuổi ăn dặm, cần cho bé ăn đầy đủ và cân đối 4 nhóm thức ăn là chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng.
Các bé sau sinh 1 tháng cần được tắm nắng mỗi ngày 15 phút vào lúc mặt trời mọc (nên trước 9 giờ sáng) và ánh nắng phải chiếu trực tiếp trên bề mặt da mu tay, chân, bụng, lưng, ngực.
Vào mùa đông, bạn cần cho con uống 1 liều vitamin D3 (200.000 đơn vị) để điều trị dự phòng. Có thể 6 tháng cho trẻ uống nhắc lại một lần.
Ngoài ra, mẹ có thể uống vitamin D3 một liều 200.000 đơn vị vào lúc thai được 7 tháng.
Hãy là các bậc phụ huynh thông thái để bé không những tránh được trẻ còi xương mà còn phát triển toàn vẹn mọi mặt nhé. Chúc các bạn và bé luôn khỏe mạnh!
Xem thêm