Con trẻ suy dinh dưỡng, cha mẹ phải làm sao?

Trẻ suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh huởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể. Trong trường hợp con trẻ bị suy dinh dưỡng thì bậc cha mẹ cần biết và phải làm những gì? Câu hỏi này sẽ được giải đáp rõ hơn trong bài viết dưới đây.

Thế nào là trẻ suy dinh dưỡng?

Trẻ suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh huởng đến quá trình phát triển thể chất, suy giảm sức đề kháng và ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ.

Suy dinh dưỡng ở trẻ em là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh huởng đến quá trình phát triển thể chất, suy giảm sức đề kháng và ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ.

Nguyên nhân do đâu khiến trẻ suy dinh dưỡng?

Trẻ bị suy dinh dưỡng

-Cha mẹ thiếu kiến thức nuôi con: Trẻ sơ sinh không được bú mẹ trong 6 tháng đầu. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm thì lại ăn không đúng cách, thức ăn thiếu dưỡng chất, cho trẻ ăn quá ít và ăn quá ít lần trong ngày.

Trẻ suy dinh dưỡng do các nguyên nhân:

Do trẻ mắc các bệnh lý nhiễm trùng

Thức ăn không hợp khẩu vị và lứa tuổi của trẻ

Do tâm lý của trẻ không ổn định và người lớn quá căng thẳng

-Ở các vùng nông thôn và miền núi, do điều kiện thiếu thốn khó khăn, trẻ không có đủ thực phẩm để ăn

-Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng như giun, sán..

-Một số nguyên nhân khách quan gây suy dinh dưỡng ở trẻ em như: trẻ hoạt động quá nhiều. Môi trường sống quá nóng hoặc quá lạnh làm tiêu hao năng lượng..

Dấu hiệu của trẻ suy dinh dưỡng

Biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng có thể bao gồm những nguyên nhân như: cân nặng không tăng trưởng như mức dự kiến. Hoặc tụt giảm từ 5-10% hoặc hơn so với trọng lượng cơ thể của trẻ trong vòng 3-6 tháng.

Phát sinh những thay đổi trong hành vi, chẳng hạn như thường xuyên quấy khóc, ít vui chơi và kém linh hoạt, cơ thể chậm chạp hơn hẳn bạn cùng lứa. Các bắp thịt tay chân mềm nhão, bụng to dần. Đặc biệt, dấu hiệu nhận thấy rõ ràng nhất là khi trẻ chậm phát triển vận động như chậm biết lẫy, ngồi, bò, đi đứng.

Hậu quả khi trẻ suy dinh dưỡng

Trẻ em suy dinh dưỡng rất dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng về đường hô hấp và đường ruột. Đáng quan tâm nhất là việc trẻ bị phát triển chậm cả về thể chất lẫn tinh thần.

Trẻ suy dinh dưỡng khiến tất cả các cơ quan giảm phát triển, thứ nhất là hệ cơ xương, ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao và tầm vóc của trẻ.

Thứ hai là giảm phát triển trí não, chậm chạp , giảm học hỏi, tiếp thu, giao tiếp xã hội kém và khả năng làm việc thấp hơn khi trưởng thành.

Trẻ chậm phát triển nếu bị suy dinh dưỡng

Phòng chống trẻ suy dinh dưỡng như thế nào?

-Cung ứng lương thực thực phẩm đầy đủ cho trẻ

-Cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh và kéo dài 18-24

-Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bằng bữa ăn hợp lý

-Vệ sinh an toàn thực

-Theo dõi biểu đồ tăng trưởng cho trẻ hàng tháng

-Điều trị triệt để các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy…

-Xổ giun định kỳ mỗi 6 tháng cho trẻ trên 2 tuổi.

Điều trị trẻ suy dinh dưỡng

Tùy thuộc vào nguyên nhân đang gây ra bệnh suy dinh dưỡng và mức độ nghiêm trọng để đưa ra phương pháp điều trị tại nhà hoặc tại bệnh viện. Thông thường, thay đổi chế độ ăn uống là biện pháp điều trị phổ biến nhất cho bệnh suy dinh dưỡng. Chế độ ăn uống có thể cần phải gia tăng hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm của trẻ, hoặc dùng thêm các loại thuốc bổ sung dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Các bậc cha mẹ hãy lưu ý tới bé nhằm phát hiện kịp thời nếu có dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng nhé!