Các giai đoạn phát triển của trẻ mà mọi bà mẹ cần nắm vững

Từ khi hình thành là một bào thai cho tới mốc trưởng thành, trẻ trải qua 6 giai đoạn phát triển và mỗi giai đoạn này đều có đặc điểm riêng. Cùng điểm qua các giai đoạn phát triển của trẻ ngay sau đây nhé.

Giai đoạn 1: giai đoạn bào thai

Là từ lúc thụ thai đến khi trẻ chào đời, trung bình là 255 đến 285 ngày ( ta thường nói 9 tháng 10 ngày), tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Để trẻ khỏe mạnh thông minh thì mẹ không được mắc bệnh và cần tăng 10 -12 kg trong suốt thời gian mang thai. Nuôi dưỡng trẻ thông qua nuôi dưỡng bà mẹ. Bé khỏe mạnh là bé khi sanh ra cân năng trung bình là 3000gr (2500 -3500gr), dài trung bình 50cm (48 -52cm) và không có dị tật bẩm sinh.

Giai đoạn 2: giai đoạn sơ sinh từ lúc sinh ra tới khi bé được 30 ngày.

Đặc điểm:

Cân nặng: Trẻ bình thường, mỗi ngày trung bình trẻ tăng 15gram, mỗi tháng trong quý đầu tăng ít nhất là 600gram. Trung bình khi 1 tháng trẻ nặng từ 3500 kg – 4500 kg.

Chiều cao: tăng khoảng 2cm( lúc 1 tháng trẻ cao từ 48 -52 cm)

Hệ tiêu hóa: Niêm mạc đường tiêu hóa chưa hoàn thiện. Chưa có men tiêu bột. Thức ăn duy nhất của bé là sữa mẹ hoặc sữa thay thế. Trẻ biết bú mẹ ngay từ khi sinh ra.

Giai đoạn 3: Giai đoạn nhũ nhi

Sự phát triển:

Cân nặng: Trung bình,  6 tháng trẻ nặng gấp đôi ( khoảng 5-6kg) lúc sinh và đến tháng thứ  12  trẻ nặng gấp 3 ( trung bình từ  8 kg – 12kg)

Chiều cao: mỗi tháng tăng 2 cm. Đến 12 tháng trẻ cao gấp rưỡi lúc sinh ( trung bình trẻ cao từ  74cm – 78cm)

Vòng đầu tăng khoảng 44cm. Tổ chức não trưởng thành bằng 75% so với người lớn ( 900gr)

Lớp mỡ dưới da phát triển nên trông trẻ bụ bẫm.

Hệ tiêu hóa: Hoàn thiện dần và khi 4 tháng bắt đầu có khả năng tiêu hoá được tinh bột và các thực phẩm khác ngoài sữa.

Sau 6 thángmtrẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.

Giai đoạn 4: Giai đoạn răng sữa là giai đoạn từ lúc 1 tuổi tới khi bé được 6 tuổi ( giai đoạn nhà trẻ và mẫu giáo)

Sự phát triển: tốc độ lớn châm hơn giai đoạn trước.

Cân nặng : Mỗi tháng tăng từ 100gram – 150gram, 4 tuổi nặng gấp 3 lúc sinh , đến 6 tuổi cân năng trung bình từ 14 kg -24kg Tỷ lệ mỡ trong cơ thể thấp nhất so với các lứa tuổi nên nhìn trẻ có vẻ gầy ốm.

Chiều cao: Mỗi tháng tăng từ 1cm – 1,5cm, 4 tuổi cao gấp đôi lúc sinh , đến 6 tuổi trẻ cao từ 105cm –115 cm

Vòng đầu bằng người lớn( 55cm), tổ chức não trưởng thành bằng 100% người lớn.

Hệ tiêu hóa: Đã hoàn thiện, Trẻ đã mọc đủ 8 răng hàm

Tò mò, hoạt động nhiều, ham học hỏi, thích tự làm việc.

Có những hoạt động giao tiếp, ham chơi hơn ăn

Giai đoạn thiếu niên: là giai đoạn từ 7 tuổi đến 10 tuổi, lưá tuổi học đường

Sự phát triển: là giai đoạn học đường trẻ tiếp thu nhanh, nhiều kiến thức, và hoạt động nhiều. Cơ bắp bắt đầu phát triển nhưng vẫn còn thon gầy. Day chằng còn lỏng lẻo dễ bị gù vẹo nếu ngồi không đúng tư thế. Răng vĩnh viễn thay dần răng sữa.

Cân nặng : đến 10 tuổi bé nặng từ 13.8kg – 18.7 kg

Chiều cao: Đến 10 tuổi cao khoảng 104 cm – 110 cm

Giai đoạn dậy thì: từ 15 tới 20 tuổi

Sự phát triển: Trẻ vận động nhiều, quan sinh dục bắt đầu phát triển, mỡ dưới da và cơ bắp phát triển tạo hình dáng nam nữ . Chiều cao cũng phát triển nhanh hơn trong những năm đầu cần tranh thủ giai đoạn này để tăng chiều cao của trẻ. Tính tình dễ thay đổi hay co những suy nghĩ bồng bột.

Trẻ 10 – 12 tuổi: nhu cầu chất dinh dưỡng bằng người lớn.

Trẻ 12-20 tuổi: nhu cầu dinh dưỡng cao hơn người lớn.

Cần khuyến khích trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng : đa dạng thực phẩm nhưng cũng cần hạn chế những thức ăn nhanh và thói quen vừa ăn vừa xem TV để tránh béo phì cho trẻ và để các giai đoạn phát triển của trẻ được hoàn thiện.

Xem thêm

Nguyên nhân do đâu dẫn tới tình trạng trẻ biếng ăn?