Người bị bệnh kiết lỵ nên ăn gì và không nên ăn gì?
Kiết lỵ là bệnh do vi trùng Entamoeba dysenteria gây ra, làm cho công năng vận hóa của tỳ vị bị rối loạn gây ra bệnh. Bệnh Kiết lỵ ngoài việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cần tuân thủ một chế độ dinh dưỡng thích hợp để bệnh nhanh khỏi.
Người bệnh kiết lỵ không nên ăn gì?
-Các sản phẩm sữa như pho mát , kem, bơ và kem, đây là những thực phẩm gây kích ứng ruột, làm bệnh kiết lỵ trở nên trầm trọng hơn. Có thể thay thế các sản phẩm sữa từ sữa bò bằng các sản phẩm từ sữa đậu nành, sữa hạnh nhân.
-Thức ăn cay, chứa nhiều dầu mỡ, sẽ làm tình trạng kiết lỵ trở nên nghiêm trọng hơn.
-Các loại trái cây có nhiều chất xơ như: bưởi, cam, quýt.
-Đồ uống có cồn, có ga, có chứa cafein như: rượu, bia, cà phê, soda, nước ngọt,…
-Thực phẩm gây đầy hơi, chướng bụng như: ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, hành tây, đậu bắp, đậu Hà Lan, bông cải xanh, súp lơ.
Người bệnh kiết lỵ nên ăn gì?
-Nên chọn những món ăn nhạt, loãng, không có xơ và dầu mỡ để dễ tiêu hóa. Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, không ăn quá no vào một bữa.
-Nên ăn thực phẩm như: gạo tẻ, gạo nếp, mì, đại mạch, đậu cove, đậu non, củ mài, hạt sen, đậu xanh… Đây là những thực phẩm này ngoài việc dễ tiêu, còn có tác dụng hạn chế đi lỏng.
-Bổ sung rau quả tươi trong chế độ ăn: nên luộc, hoặc ép thành nước cho dễ sử dụng. Các loại hoa quả như chuối, táo giàu kali, chứa pectin- chất xơ hòa tan trong nước giúp giảm tiêu chảy khi bị kiết lỵ.
-Bổ sung lợi khuẩn probiotic giúp cải thiện sức khỏe ruột kết, đặc biệt tốt cho bệnh nhân bị kiết lỵ.
-Nên bổ sung các thực phẩm có tác dụng diệt khuẩn lỵ tốt vào chế độ ăn khi bị kiết lỵ: tỏi, lá chè, ngó sen, ổi,…
-Trường hợp đi ngoài nhiều, bị mất nước nên bổ sung nước oresol để tránh mất nước, kiệt sức và giúp phục hồi sức khỏe tốt hơn.
Mong rằng bài viết chia sẻ thông tin về người bệnh kiết lỵ nên ăn gì và không nên ăn gì sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Chúc các bạn sức khỏe!
Xem thêm