Cách trồng nấm bào ngư sạch ngay tại nhà
Nấm bào ngư là loại nấm giàu chất dinh dưỡng, nấm này không những ngon, bổ dưỡng mà hương vị của nó cũng rất thơm ngon. Dưới đây là Cách trồng nấm bào ngư sạch ngay tại nhà có công dụng rất tốt cho sức khỏe.
Nguyên liệu:
Rơm rạ, bông phế liệu, mùn cưa, bã mía, vỏ hạt cà phê…
Cách xử lý nguyên liệu bằng ủ (không phải hấp):
Nguyên tắc chung: Rơm rạ khô được làm ướt trong nước sạch, sau đó xử lý nước vôi (tỷ lệ 1 tấn nguyên liệu cần 20-30kg vôi tôi) theo những cách sau:
+ Đổ nước vôi đã gạn vào bể ngâm rơm 15-30 phút, sau vớt rơm rạ ủ đống
+ Ngâm rơm rạ khô xuống ao hồ, kênh rạch…sạch vớt lên bờ ủ đống, cứ một lớp rơm rạ 20-30cm tưới một lớp nước vôi (ít làm vì nước ao hồ thường bẩn).
+ Trải ra sân, bãi sạch phun nuớc cho đến khi rơm rạ ngấm đủ nước có màu nâu sẫm, lấy nước sôi tưới lên lượt cuối và ủ đống.
+ Lợi dụng trời mưa tung ra sân, sau tưới lại bằng nước vôi đợt cuối và ủ đống. Rơm rạ sau khi xử lý bằng nước vôi có màu sáng, thơm, hơi có mùi vôi nhẹ là được. Cách phổ biến là xử lý rơm trong bể nước có vôi.
Chú ý: Trong khi đảo, chỉnh độ ẩm thật chuẩn đạt 65% (văt chặt chỉ có nước ước vân tay), nếu quá ẩm hoặc quá khô cần phải chỉnh lại bằng cách phơi hay bổ sung thêm nước ủ lại 1-2 ngày sau mới trồng. Băm rơm thành từng đoạn 7-10cm.
Quá trình xử lý nguyên liệu theo sơ đồ sau:
Đối với ủ nguyên liệu bông phế thải: Ngâm bông trong nước vôi (hòa 4kg vôi tôi với 1m3 nước), vớt ủ đống có kệ kê ở đáy đống ủ. Đống ủ rộng 1,2-1,5m, cao 1,5-1,8m, dài tối thiểu 1,5m; quây nilon chung quanh, để hở đỉnh. Sau 3-4 ngày, xé tơi bông và ủ lại 3-4 ngày nữa rồi đảo đều trước khi cấy giống.
Cấy giống nấm sò
Nguyên liệu sau khi ủ, đóng vào túi nilon kích cỡ 30 x 40cm (mùa hèo) hoặc 35 x 50cm (mùa đông). Bông phế liệu dùng túi 25 x 35cm. Khu vực cấy giống và ươm cần sạch sẽ để tránh các loại n bệnh khác. Băm nguyên liệu thành đoạn ngắn 5-7cm.
Cho nguyên liệu vào túi đã hàn thành lớp cao 5-7cm, dùng tay nén chặt tạo khối tròn đều phẳng, rắc một lớp giống xung quanh lớp rơm rạ sát phía ngoài thành túi (tránh rơi vào trong làm giống chết và sinh bệnh), cứ làm như vậy đủ 3 lớp, lớp trên cùng rắc giống đều trên bề mặt. Sau đó dùng một cục bống bằng miệng chén uống nước đặt trên miệng túi lấy dây cao su buộc nút bông (bông không thấm nước tạo cho thoát nước).
Chú ý: Khi nén rơm phải sát mặt túi rắc giống nấm sát túi và nhìn thấy được. Rơm hơi ướt nén vừa phải, trọng lượng túi đạt 2,5-3,0kg, túi n này gọi là bịch nấm, 1 tấn nguyên liệu được 700 túi. Đối với bông phế thải trọng lượng bich 1,5-1,6kg.
–> Hướng dẫn cách trồng dâu tây tại nhà
Ươm và rạch bịch
*Ươm giống: Bịch nấm được cấy chuyển vào nơi ươm, đặt trên giá hoặc dưới đất khoảng cách các bịch 5-7cm, nhà ươm cần thoáng mát, sạch sẽ và không cần ánh sáng, thời gian ươm 20-25 ngày.
Bịch nấm nếu tốt, sau trồng 2 ngày từ hạt nấm có sợi trắng ra ăn dần vào nguyên liệu tạo màu trắng đồng nhất, rơm chuyển sang màu vàng, bịch rắn chắc. Nếu bịch n không phát triển tốt sợi sẽ co lại hoặc tạo vùng xanh, đen do nấm mốc dại, nên loại riêng ra và để xa nơi nuôi trồng.
Chú ý: Phòng ngừa chuột hại.
* Rạch bịch: Bịch nấm đã phát triển tốt sau 20-25 ngày kể từ khi cấy giống, quan sát thấy sợi nấm ăn cách đáy 1cm có thể rạch bịch. Dùng dao nhọn, sắc rạch 4-6 đường xung quanh, khoảng cách các đường rạch đều nhau, chiều dài vết rạch 3-4 cm theo chiều dọc bịch nấm. Sau đó bỏ bông nút và nén bịch, dùng dây nilon buộc miệng túi (nếu bịch nguyên liệu bông không cần phải nén).
Chăm sóc và thu hái nấm
* Treo bịch nấm bằng dây nilon tạo thành cây lên phía trên lán. Các bịch nấm cách nhau 10-15cm để khi nấm ra không chạm vào nhau và dễ thu hái. Khoảng 2-3 hàng nấm tạo lối đi rộng 40cm để đi lại, chăm sóc.
* Tưới nước: Sau khi rạch bịch chỉ tưới nước tạo ẩm nền nhà. Khi bịch đã rạch 4-6 ngày sau nấm bắt đầu lên, tiến hàng tưới nước bên ngoài túi. Nguyên tắc là tưới nước dạng sương mù, lượng ít nhưng thời gian tưới kéo dài trong một lần tưới đảm bảo bề mặt mũ nấm lúc nào cũng có lớp nước đọng ở trên.
Tùy theo lượng nấm ra nhiều hay ít, độ lớn của nấm, độ ẩm không khí cao hay thấp để đảm bảo số lần tưới và lượng tưới trong ngày, trung bình 4-6 lần tưới. Nếu thiếu nước, nấm cằn cỗi, nhẹ cân, ăn dai; nếu thừa nước, nấm bị vàng, thối rữa. Khi thu hái hết một đợt ngưng tưới vào bịch (xung quanh vẫn giữ ẩm), khoảng 4-6 ngày sau nấm ra tiếp các đợt 2, 3, 4, 5…việc chăm sóc tương tự.
Chú ý: Giai đoạn nấm phát triển cần ánh sáng vừa phải, trong phòng mở cửa có thể đọc được sách, độ ẩm cao, không có ánh sáng trực tiếp chiếu vào, thoáng khí nhưng không được thổi trực tiếp vào bịch nấm (làm các nấm đinh ghim bị teo, cây n bị vàng sẽ làm kém chất lượng và giảm năng suất).
*Thu hái nấm: Nấm sò mọc thành cụm nên khi nấm lớn cần thu hái cả cụm. Hái nấm đúng độ tuổi sẽ đạt năng suất, chất lượng cao nhất (quan sát mũ nấm phía ngoài đã căng nhưng giữa mũ và nấm còn hơi lõm, gốc ngắn mgập màu trắng) là đúng tuổi, hái nấm 1-2 lần/ngày (sáng sớm, chiều tối).
Khi thấy mũ nấm đã căng hết, mép mũ nấm có răng cưa nếu thấy làn khói trắng bay ra là nấm đã già, chất lượng kém. Hái nấm không được để sót lại phần gốc nấm trên bịch, nếu sót phải cấu bỏ sạch để lần sau nấm ra tốt hơn. Tổng thời gian thu hái nấm kéo dài 40-50 ngày kể từ ngày hái nấm đầu tiên. Khi thu hái sau một thời gian túi nấm bị xẹp cần nén lại và chăm sóc như trước. Nắng suất n tươi đạt 600-700kg/1 tấn nguyên liệu.