Bệnh tiểu dắt – nguyên nhân và cách điều trị
Nhiều khi người bệnh mới đi tiểu xong lại muốn đi nữa, mỗi lần đi có cảm giác khó đi, đây chính là một trong những biểu hiện của bệnh tiểu rắt. Tiểu dắt dễ bị nhầm lẫn với đái tháo đường, đái tháo nhạt, dưới đây là một số kiến thức về nguyên nhân và cách điều trị của căn bệnh này.
Bệnh tiểu dắt là gì?
Đái dắt hay còn gọi là tiểu dắt, đây là hiện tượng một người phải đi tiểu nhiều lần trong ngày nhưng mỗi lần đi lượng nước tiểu ra rất ít, chỉ nhỏ một vài giọt khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Theo các chuyên gia, một người lớn khỏe mạnh mỗi ngày sẽ đi tiểu từ 5 đến 8 lần, ban đêm không đi tiểu hoặc chỉ phải thức dậy đi một lần là bình thường.
Còn với những người bị đái dắt một ngày có thể phải đi tiểu đến mười mấy lần, thậm chí có trường hợp bệnh nặng cứ 30 phút lại phải đi tiểu một lần, không kể đó là ban đêm hay ban ngày. Điều này khiến cho đồng hồ sinh học của người bệnh đái dắt bị xáo trộn nặng nề, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt thường ngày, tâm lý, sự tập trung và hiệu suất công việc của người bệnh.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng đái dắt như viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, sỏi bàng quang, sỏi thận, suy thận, viêm thận, thận yếu…
Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu dắt
Để hiểu rõ về nguyên nhân gây đái dắt, chúng ta cần hiểu rõ về cơ chế của việc đi tiểu bình thường. Thông thường, khi nước tiểu đầy bàng quang (250 – 300ml) thì một phản xạ co bóp bàng quang đồng thời mở cơ thắt cổ bàng quang nhất là vùng cổ bàng quang dễ bị kích thích. Với người bị đái dắt, khối lượng nước tiểu rất ít cũng gây phản xạ đó và khiến cho người bệnh phải đi tiểu nhiều lần, khó chịu.
Đái dắt cũng có thể do một số bệnh lý gây ra, như viêm bàng quang, niệu đạo, ung thư bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tiền liệt tuyến, các khối u ở tiểu khung phụ nữ và còn do bệnh lây truyền qua đường tình dục (nhiễm lậu cầu). Ngoài ra, đái dắt thường xảy ra ở người bị đái buốt, cũng không loại trừ trường hợp người bệnh bị tổn thương ở trực tràng hoặc tổn thương ở bô phận sinh dục nữ như u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư thân tử cung, viêm phần phụ sinh dục …
Nhận biết các dấu hiệu của đái dắt
Bình thường, chúng ta tiểu tiện 5 – 6 lần trên ngày và ít đi tiểu vào ban đêm. Đái dắt là hiện tượng tiểu nhiều lần trong ngày, mỗi lần đi tiểu rất ít và tiểu nhiều nhất về đêm. Số lần đi tiểu khác nhau ở từng người nhưng có thể lên tới 10-20 lần/ngày, đêm.
Cảm giác buồn tiểu này rất khó trì hoãn lại hay xảy ra và có tính đột ngột nên người bệnh khó kìm giữ được, dẫn đến tiểu són. Hầu hết bệnh nhân sẽ cảm thấy mót tiểu khẩn cấp và tăng số lần đi tiểu, số còn lại mất khả năng kìm giữ kèm mót tiểu dữ dội và phải tiểu nhiều lần.
Cách điều trị bệnh tiểu dắt
Dùng thuốc tây: Trong những trường hợp mới bị đi đái dắt lần đầu, triệu chứng xuất hiện đơn lẻ các bác sỹ có thể kê đơn cho người bệnh uống phối hợp các thứ thuốc.
Mẹo chữa bệnh đi đái dắt
Chữa bệnh đái dắt bằng lá mồng tơi: Lá mồng tơi không chỉ là một loại rau được ăn phổ biến trong các bữa ăn của người Việt Nam mà đây còn là một vị thuốc đông y rất hữu nghiệm. Rau mồng tơi có tính mát, giải độc tốt có thể dùng để chữa bệnh đái dắt hiệu quả. Người bệnh chỉ cần lấy lá mồng tơi rửa sạch rồi nấu lên lấy nước uống thay trà mỗi ngày là có thể chữa khỏi bệnh đái dắt.
Củ sắn dây: Người bệnh lấy củ sắn dây cạo sạch vỏ, sau đó thái ra từng miếng phơi khô rồi đem đi sấy giòn. Sắn dây khi đã sấy khô thì mang giã nhỏ thành bột thật mịn, rồi lấy bột này để hòa uống với đường hàng ngày. Đây là bài thuốc dân gian chữa bệnh tiểu dắt rất hiệu quả.
Mẹo chữa đi đắt dắt bằng bí đao: Bí đao là loại quả có tính mát, lợi tiểu, có công dụng rất tốt đối với người bị đái dắt. Cách chữa bệnh rất đơn giản người bệnh chỉ cần luộc bí đao để ăn hàng ngày trong mỗi bữa ăn, uống luôn cả nước luộc bí đao sẽ càng tốt. Hoặc các bạn có thể ép bí đao thành sinh tố, cho thêm ít hạt muối để uống thay nước lọc. Bí đao ăn sống cũng có tác dụng chữa bệnh đái dắt hiệu quả.
Chữa đái dắt bằng kim tiền thảo: Kim tiền thảo là vị thuốc được dùng để chữa các bệnh liên quan đến bài tiết từ xa xưa rất hiệu quả, đặc biệt là bệnh đái dắt. Ngày nay y học đã bào chế thành các dạng thuốc uống, người bệnh có thể đến các nhà thuốc tây để hỏi vị thuốc này. Trường hợp nếu không muốn uống thuốc tây chữa đái dắt các bạn có thể áp dụng bài thuốc sau: kim tiền thảo 30g, xa tiền tử 15g, thanh bì, ô dược, đào nhân, mỗi thứ 10g, ngưu tất 12g sắc lấy nước uống mỗi ngày.
Xem thêm