Thế nào là bệnh tự miễn?
Bạn đã biết gì về bệnh tự miễn, nguyên nhân, biểu hiện căn bệnh nào ra sao? Hãy cũng vtvcantho tìm hiểu rõ hơn về nó ngay sau đây nhé.
Bệnh tự miễn là gì?
Bệnh tự miễn tức là cơ thể tự sinh ra kháng thể chống lại chính các tế bào của mình, từ đó dẫn đến hậu quả là tự hủy hoại chính mình. Bình thường, ngay từ khi sinh ra hệ miễn dịch của cơ thể đã có chức năng nhận diện những yếu tố “lạ – quen” đối với cơ thể, để hình thành các kháng thể chỉ chống lại các yếu tố “lạ”, bảo vệ các yếu tố “quen”. Nhưng vì một lý do nào đó, các tế bào trong cơ thể bị biến đổi cấu trúc trở thành yếu tố “lạ” mà hệ miễn dịch của cơ thể không nhận dạng được, dẫn tới kích hoạt hệ miễn dịch sinh ra kháng thể chống lại các tế bào của chính mình và gây ra bệnh tự miễn.
Nguyên nhân nào dẫn tới bệnh tự miễn?
-Ô nhiễm môi trường: Dưới nền công nghiệp phát triển như vũ bão, hệ quả của các cuộc chạy đua công nghệ số là tình trạng ô nhiễm môi trường, đây chính là một trong những thủ phạm gây nên bệnh tự miễn và làm bệnh tự miễn nặng hơn. Bệnh tự miễn xảy ra trong trường hợp này là do các tế bào của cơ thể đã bị môi trường làm tổn hại và bị biến đổi.
-Nhiễm trùng: Tình trạng nhiễm trùng có thể làm ngòi nổ châm lên nguy cơ mắc các bệnh tự miễn. Bởi khi bị viêm nhiễm, các tế bào trong cơ thể trông không khác gì những tế bào lạ. Vậy là hệ miễn dịch như một bộ máy cứng ngắc, quay ra tấn công những “kẻ lạ” này mà không biết rằng đó lại là “người nhà”.
-Vi khuẩn đường ruột bị xáo trộn: Có hàng tỉ tỉ vi khuẩn sống ở trong ruột của chúng ta, vai trò của chúng là điều hòa hệ miễn dịch. Thế nhưng trong những thập kỉ gần đây, việc sử dụng kháng sinh bừa bãi và thuốc tránh thai vô tội vạ đã làm mất cân bằng của hệ vi sinh đường ruột. Từ đó dẫn đến khả năng cao các chứng tự miễn và các rối loạn miễn dịch.
-Thiếu vitamin D: Vitamin D giống như vệ sĩ của hệ miễn dịch, chúng giúp hệ miễn dịch chống lại ung thư, ngăn ngừa sự hợp thành của các nguyên tố không tốt chống lại hệ miễn dịch. Lượng vitamin D có trong máu phải đạt con số 100-150 pg/ml, nếu dưới con số này tức là bạn đã bị thiếu hụt vitamin D.
-Tuyến giáp có bệnh: Tuyến giáp là nơi hứng chịu nhiều độc tố nhất, ngày ngày dưới “sức ép” của các độc tố này tuyến giáp đã bị rối loạn.
-Ngoài những nguyên nhân kể trên thì yếu tố di truyền cũng nên được chúng ta quan tâm. Nếu gia đình bạn có người mắc các bệnh tự miễn thì khả năng cao bạn cũng có thể mắc căn bệnh ấy.
Biểu hiện của bệnh tự miễn
Với quan niệm về bệnh tự miễn như đã nêu trên do đó có sự lạm dụng trong chẩn đoán, ngoài vẫn còn có nhiều ý kiến ngược nhau trước nhiều bệnh có thật sự là bệnh tự miễn hay không ? Nói chung hiểu biết về bệnh vẫn còn phải tiếp tục tìm hiểu để thống nhất. Sau đây là một số đặc điểm của bệnh tự miễn:
Bệnh thường gặp ở người trẻ hoặc đứng tuổi (thường từ 20 đến 40 tuổi). Trẻ em và người già ít gặp hơn. Nữ gặp nhiều hơn nam. Thường có yếu tố di truyền, có tính chất gia đình.
Bệnh tiến triển từng đợt, nặng dần (vì vậy bệnh có tên là bệnh tự duy trì) diễn tiến thường phức tạp, đa dạng từ cấp tính, tối cấp đến nhẹ, dai dẳng.
Có thể tổn thương đồng thời nhiều cơ quan.
Không có nguyên nhân trực tiếp rõ rệt. Tuy nhiên bệnh có thể xảy ra sau các tình huống sau: Nhiễm độc, nhiễm trùng cấp, mạn, thai nghén, sang chấn tinh thần hoặc thể chất, tác nhân vật lý như cháy nắng, K, sau dùng một số thuốc, bệnh có thể đáp ứng khá tốt với một số thuốc ức chế miễn dịch nhất là corticoide.
Về phương diện chẩn đoán, không có tiêu chuẩn chung cho các bệnh tự miễn tuy nhiên bệnh cảnh lâm sàng, diễn tiến và một số xét nghiệm gợi ý hướng đến bệnh tự miễn như giảm vô cớ hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu có thể kèm tăng lympho, tăng tốc độ lắng máu, tăng gamma – globulin…
Chẩn đoán chính xác dựa trên sự phát hiện các tự kháng thể, càng đặc hiệu, càng chính xác, điều này chỉ có thể được thực hiện ở các trung tâm chuyên sâu.
Bệnh tự miễn là một tập hợp bệnh phức tạp mà nguyên nhân gây bệnh, cơ chế bệnh sinh còn nhiều điều chưa rõ, do đó điều trị còn nhiều điều chưa như ý muốn, trong tương lai điều trị đặc hiệu bằng kháng thể đơn dòng có nhiều hứa hẹn.
Xem thêm