Kiến thức chăn nuôi heo thịt hiệu quả

Kỹ thuật nuôi heo thịt hiệu quả được đúc rút qua nhiều năm. Nhiều hộ nông dân đã quy hoạch lại mô hình chăn nuôi heo thịt một cách quy củ, hiện đại, giảm chi phí, nâng cao năng suất tối đa. Quy trình chăn nuôi heo thịt được thể hiện theo các kỹ thuật tân tiến giúp đảm bảo chất lượng heo thịt và giảm thiểu dịch bệnh.

1. Kỹ thuật chọn giống heo

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại giống heo để bà con có thể lựa chọn: heo siêu nạc, heo thuần chủng, heo lai… Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên chúng ta nên chọn loại heo có tỷ lệ nạc cao, về hình thức hãy chọn những con có thân dài, bụng thon, mông nở. Tránh chọn giống heo lùn, bụng sệ, người ngắn.

2. Kỹ thuật làm chuồng trại

Chuồng trại chăn nuôi heo thịt nên có vị trí đất nền cao không bị ngập úng đảm bảo rãnh thoát nước và thoát chất thải. Khu vực chuồng trại nên để xa khu dân cư và đảm bảo có nguồn nước gần đó để xả nước tắm cho heo thường xuyên.

2.1 Kiến trúc chuồng nuôi heo thịt

Môi trường chuồng nuôi đạt tiêu chuẩn bao gồm ánh sáng, nhiệt, độ, độ ẩm, vật liệu xây chuồng. Nền chuồng cần nâng cao so với mặt đất để tránh ngập úng. Rãnh thoát nước là bắt buộc để tránh tồn đọng vi khuẩn. Ngoài ra, nguồn nước nên ở gần chuồng heo để tiện cho việc tắm rửa.

Chuồng heo cần có độ thông thoát hợp lý, tránh gió lùa. Thông thường, nông dân sử dụng xi măng và lưới sắt để làm vật liệu xây chuồng. Vì thế, nền chuồng có thể gây lạnh chân cho đàn lợn. Nông dân nên trải một giàn nhựa có lỗ thoát để giúp duy trì nhiệt độ chuồng nuôi.

2.2 Nhiệt độ và độ ẩm chuồng trại

Heo rất nhạy cảm với nhiệt độ. Nếu thời tiết quá nóng sẽ gây ảnh hưởng tới hệ hô hấp của heo. Bên cạnh đó, tình trạng heo chán ăn và đi vệ sinh bừa bãi xảy ra thường xuyên.

Nhiệt độ tiêu chuẩn giúp đàn heo thịt lớn nhanh theo các giai đoạn:

Trọng lượng (kg) Nhiệt độ (độ)
10 – 20 23 -28
20 – 40 20 – 23 
40 – 60 18 – 23
60 – xuất chuồng  17 – 21

3. Kỹ thuật chăn nuôi heo thịt

Thông thường người ta thường chia kỹ thuật chăn nuôi heo thịt ra làm 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn 70 đến 130 ngày tuổi: giai đoạn này heo thường có trọng lượng từ 23 đến 60kg và bà con cần điều chỉnh khẩu phần ăn cho heo đảm bảo 17 – 18% Protein thô, cung cấp từ 3100 đến 3300Kcal.
  • Giai đoạn 131 đến 165 ngày tuổi: giai đoạn này heo sẽ đạt trọng lượng từ 61 đến 105kg và khẩu phần ăn cần điều chỉnh 14 – 16% Protein thô, cung cấp từ 3000 đến 3100Kcal.

Trong đó, cả 2 giai đoạn chăn nuôi trên bà con đều cần cân đối các thành phần axit amin và axit béo không no mạch dài. Kỹ thuật chăn nuôi heo thịt này phù hợp nhất với những mô hình chăn nuôi có quy mô vừa và lớn, trình độ cao.

4. Vệ sinh chuồng trại và sử dụng kháng sinh thay thế

Đảm bảo vệ sinh chuồng trại giúp giảm thiểu vi khuẩn gây bệnh. Môi trường thông thoáng là điều kiện để heo thư giãn, xả stress. Vấn đề tâm lý của đàn heo thịt cũng ảnh hưởng tới chất lượng khi xuất chuồng.

Người chăn nuôi có thể sử dụng Nano Bạc để khử trùng chuồng trại. Thành phần chính của Nano Bạc là Dyoxit Nito NO2, Metan CH4, Hydro Sulfur H2S, Amoniac NH3.

Liều lượng:

  • Phun định kỳ (2-3 lần/ tháng): 100ml/ 200 – 400m2.
  • Khi phát sinh dịch bệnh: 100ml + 20 lít nước/ 100 – 200m2 nền chuồng.

Bên cạnh đó, Nano Bạc còn giúp diệt mầm bệnh gây ra bởi virus, diệt tảo độc, và giảm mùi hôi trong chất thải nông nghiệp. Người chăn nuôi có thể bổ sung Nano Bạc vào nước uống của đàn heo để khử trùng.

Mega-APM tăng dinh dưỡng trong chăn nuôi heo thịt

Việc bổ sung dinh dưỡng cho đàn heo cũng cần được quan tâm. Mega APM là axit hữu cơ được sử dụng thay để kháng sinh chăn nuôi. Sản phẩm có thể dùng cho heo con tập ăn hoặc heo trưởng thành. Người chăn nuôi trộn đều dung dịch Mega-APM vào thức ăn của heo thịt.

Liều lượng:

  • 10 -20 gram/ 1 cc nước/ kg thể trọng.
  • Sử dụng 3 lần vào bữa sáng, trưa, chiều.

5. Lưu ý về thức ăn chăn nuôi heo thịt

  • Cho heo ăn thức ăn tinh trước, thức ăn thô cho sau;
  • Cho heo ăn đúng tiêu chuẩn, không cho ăn quá khẩu phần;
  • Chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa ăn để heo ăn gọn gàng, vừa đủ mỗi ngày;
  • Tập thói quen ăn đúng giờ đúng bữa cho heo để nâng cao khả năng hấp thụ dinh dưỡng của hệ tiêu hóa;
  • Không được pha loãng thức ăn quá tỷ lệ 1 : 1;
  • Đảm bảo cung cấp nước uống đầy đủ cho heo;
  • Tránh thay đổi khẩu phần ăn của heo một cách đột ngột;
  • Thường xuyên theo dõi tình trạng ăn uống của heo để phát hiện vấn đề sớm khắc phục.

6. Phòng bệnh trong chăn nuôi heo

Đối với chăn nuôi gia súc nói chung và chăn nuôi heo thịt nói riêng không thể bỏ qua kỹ thuật phòng bệnh bởi bệnh tật chính là rủi ro lớn nhất có thể khiến cả đàn heo nghìn con thiệt hại.

Cần tiêm phòng cho heo sau sinh khoảng 8 – 10 tuần với các loại vacxin theo khuyến cáo của bộ nông nghiệp và chăn nuôi. Cách 15 – 20 ngày tiếp theo khuyến nghị bà con nên tiêm phòng nhắc lại một lần nữa. Các loại bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, giun sán có thể sử dụng một số thuốc: Dipterex, Tetramysone hay Levamysone…