Công dụng của cây Tắc kè đá và cách ngâm rượu cây Tắc kè đá

Cây Tắc kè đá là vị thuốc được sử dụng để điều trị bệnh viêm khớp. Công dụng của cây Tắc kè đá ngoài chữa bệnh, nó còn được dùng để ngâm thuốc để bồi bổ sức khỏe.

Tác dụng của cốt toái bổ

Vị thuốc này mới thấy được dùng trong nhân dân. Theo lài liệu cổ, cốt toấi bổ có vị đắng, tính ôn và không độc, vào hai kinh can và thận. Có các tác dụng chính như sau:

Bổ thận, điều trị chứng ù tai, tiêu chảy do thận hư, điều trị đau xương, hành huyết phá huyết ứ, làm thuốc hoà hoãn, sát trùng đỡ đau.

Dùng điều trị dập xương, đau xương, bong gân, sai khớp, tai ù ràng đau

Lưu ý: Những người âm hư, huyết hư đều không dùng được.

Đối tượng sử dụng

Bệnh nhân mắc chứng thận hư

Người bị suy yếu chức năng thận, có biểu hiện như: Đau mỏi lưng, ù tai, điếc.

Người bị chảy máu chân răng, miệng hôi do suy giảm chức năng thận

Người bị sưng đau do chấn thương

Cách dùng, liều dùng cốt toái bổ làm thuốc.

Dùng uống trong hay đắp ở ngoài: Liều dùng hàng ngày là 6 đến 12g. Dùng ngoài không có liểu lượng. Có thể dùng dưới hình thức thuốc sắc hay ngâm rượu, hoặc giã đắp lên vết thương.

Nãm 1963, tại Quân y viện 6 (Tây Bắc) có dùng cốt toái bổ điều trị có kết quả 4 trường hợp bong gân, tụ máu như sau:

Cốt toái bổ tươi hái vé, bóc bỏ hết cả lông tơ và lá khô, sau đem rửa sạch, giã nhỏ. Rấp một ít nước nào, gói vào lá đã nướng cho mếm, rồi đắp lẽn các vết đau. Những loại gãy xương hở không dùng lối này. Trong một ngày thay thuốc bó nhiều lần. Nếu không đủ cốt toái bổ, có thể chỉ lấy bã Ihuốc ra, rấp nước rồi lại băng lại. Thường chỉ sau 3 ngày đến 1 tuần là bệnh nhân đỡ và ra viện trong khi dùng các phương pháp khác kéo dài có khi hàng tháng mà không dỡ (Báo cáo của bác sĩ Lô Sỹ Toàn và hộ lý Lò Vãn Sú Quán y viện 6, Tây Bắc).

Tiến hành cách làm rượu tắc kè đá

Ở đây chúng ta chọn củ rễ của cây tắc kè đá để ngâm với rượu. Trên thị trường hiện nay có 2 cách để ngâm đó là cách ngâm tươi và cách ngâm khô. Cách nào cũng tốt cả vì vậy tôi sẽ hướng dẫn bà con và các bạn cả 2 cách ngâm.

Cách ngâm tắc kè đá tươi

B1. Rửa sạch dùng dao cạo sạch lông bên ngoài củ

B2. Rửa lại một lần nữa với nước xong để ráo

B3. Các bạn có thể bổ đôi hoặc để nguyên miếng vào bình ngâm rồi đổ rượu vào theo tỉ lệ 1kg củ tắc kè đá với 4 lít rượu theo đúng tỉ lệ

B4. Đậy kín lắp ngâm trong thời gian trên 60 ngày là sử dụng được

Cách ngâm khô

B1. Các bước 1 -2 giống như cách làm ở trên

B2. Dùng dao thái thành các lát mỏng có độ dày 1,5-2cm rồi đem đi phơi khô khoảng 5-6 nắng

B3. Sau khi khô chuẩn bị chảo đem sao qua với lửa ( tức là cho lên chảo rồi sao qua với lửa )

B4. Sau khi sao xong để nguội rồi cho vào bình ngâm theo tỉ lệ 1 lạng tắc kè đá khô với 2 lít rượu cứ thế mà ngâm

B5. Đậy kín lắp ngâm trong khoảng 30 ngày là sử dụng được

* Lưu ý: Ngoài ra người ta hay sử dụng tắc kè đá ngâm kết hợp hơn là ngâm độc vị hoặc có thể sử dụng loại khô để đun sắc nước uống Ngày dùng 6-12 g, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày. Dùng riêng hoặc phối hợp với rễ, thân, lá cây lưu ký nô, tên khoa học là Hypericum sampsonii Hance) với liều lượng bằng nhau, cùng sắc uống.

Dùng uống trong hay đắp ở ngoài: Liều dùng hàng ngày là 6 đến 12g. Dùng ngoài không có liểu lượng. Có thể dùng dưới hình thức thuốc sắc hay ngâm rượu, hoặc giã đắp lên vết thương.

Tác dụng của rượu tắc kè đá

Trong các sách đông y có nói rất nhiều về công dụng của loại này tôi sẽ tóm tắt lại những ý chính và những công dụng chính của nó khi ta đem ngâm rượu.

Điều trị loãng xương, đau lưng mỏi gối là chủ yếu khi ta đem ngâm rượu