Một số kiến thức chăn nuôi bò căn bản cho người nông dân

Một mô hình chăn nuôi bò thịt đúng chuẩn hiện nay liên quan đến nhiều ý tố như thiết kế chuồng trại, chế độ dinh dưỡng, chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng bò trong từng giai đoạn… Mỗi người chăn nuôi cần tìm hiểu kĩ để trang bị đủ kiến thức, đem lại hiệu quả kinh tế tối ưu cho việc chăn nuôi của mình. Dưới đây, chúng tôi chia sẻ đến bà con mô hình chăn nuôi bò thịt để đạt hiệu quả kinh tế tối ưu.

Xây dựng chuồng trại chăn nuôi bò thịt

  • Lựa chọn vị trí để xây dựng chuồng trại:

Chuồng trại chăn nuôi bò thịt cần phải thuận tiện cho quá trình vệ sinh cũng như chăm sóc, nuôi dưỡng bò. Bà con nên lựa chọn khu đất làm chuồng liền mảnh, độ dốc không quá 15%. Nên làm chuồng trên những khu đất màu mỡ, khả năng giữ nước tốt. Đối với trang trại có mô hình chăn nuôi bò thịt lớn, cần quy hoạch thành các khu: khu xây chuồng, nhà kho, văn phòng, nhà ở, khu đồng cỏ. Phân chia thành nhiều chuồng nuôi, mỗi khu cách nhau từ 300 – 500m.

  • Thiết kế chuồng trại

Trước khi thiết kế chuồng trại chăn bò, bà con nên tham khảo nhiều mẫu chuồng ở khu vực lân cận, ở các trang trại ngoại tỉnh để có kiến thức lựa chọn và cải tiến phù hợp nhất với quỹ đất của mình. Chuồng không được quá trơn hoặc có định nhọn tránh gây tổn thương cho bò. Cách làm chuồng để chăn nuôi bò thịt phổ biến là thiết kế 2 dãy có hành lang ở giữa đi lại, thanh chắn giữa chuồng bên trong với đường đi ở giữa nên dùng thanh ngang song song hoặc thanh xiên góc 60 độ so với nền. Máng ăn đặt ngay bên ngoài hành lang, không nên xây cao để thuận tiện trong quá trình cho bò ăn. Đặc biệt kỹ thuật chăn nuôi bò thịt nhốt chuồng nhanh lớn là khi thiết kế chuồng trại, bà con nên làm thêm một sân chơi ở phía sau, không lợp mái cho bò.

Chọn giống bò

Trong kỹ thuật nuôi bò thịt công nghiệp, khâu chọn giống rất quan trọng, nó sẽ phải phù hợp với điều kiện khí hậu, cho năng suất và sản lượng tốt, tăng trưởng ổn định. Bà con có thể tham khảo thêm thông tin các giống bò phổ biến hiện nay để có thể lựa chọn để phù hợp với từng điều kiện chăn nuôi khác nhau.
Lựa chọn con giống có khả năng tăng trọng cao, thích nghi với điều kiện khí hậu và nguồn thức ăn ở địa phương như giống bò lai 50% và 75% máu bò Charolais, bò Simmental. Sử dụng phương pháp phối giống trực tiếp giữa bò đực lai 50% máu bò ngoại với bò cái Lai Sind để tạo con lai có 25% máu bò Charolais và bò Simmental. Sử dụng phương pháp gieo tinh nhân tạo giữa tinh bò đực thuần Charolais, Simmental với bò cái lai 50% máu bò ngoại để tạo con lai có 75% máu bò Charolais, bò Simmental. Có sử dụng vòng Cuemate cho một số trường hợp để tạo lên giống cùng lúc.

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng chăn nuôi bò thịt

Thức ăn thô cho bò chủ yếu là cỏ tự nhiên, cỏ dại mọc ven đường, trong rừng, trên đất hoang không trồng trọt và phụ phẩm cây trồng sau thu hoạch. Cỏ tự nhiên có rất ít cây cỏ họ đậu, vì vậy thành phần protein của thảm cỏ rất thấp. Các bãi chăn tự nhiên với các giống cỏ tự nhiên không được quản lí và chăm sóc vì vậy thảm cỏ thoái hóa dần, năng xuất và chất lượng thấp, không đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng cho những giống gia súc đã được cải tiến có năng suất cao.

Chăn nuôi bò thịt theo mô hình nuôi nhốt, trồng cỏ thâm canh thu cắt cấp tại chuồng, sẽ tăng thêm chi phí cắt cỏ và vận chuyển cỏ, do vậy mà tăng chi phí sản xuất và giảm lợi nhuận. Nuôi bò thịt theo phương thức chăn thả trên đồng cỏ là chính kết hợp với bổ sung thêm thức ăn tại chuồng là hợp lí hơn cả. Vì vậy nuôi bò thịt phải gắn liền với thiết kế và quản lí đồng cỏ chăn thả.

Thức ăn công nghiệp cho bò thịt không cần có hàm lượng protein cao như đối với bò sữa. Trung bình 13-14% protein thô là phù hợp. Thức ăn công nghiệp cho bêtập ăn cần chất lượng nguyên liệu cao hơn, không có urea và hàm lượng protein từ 16-18%. Thức ăn tinh vỗ béo bò gày, bê đực không cần hàm lượng protein cao, CP từ 11,5-12%; năng lượng trao đổi (ME) từ 2.350Kcal/kg, Ca= 0,3-0,4% và P= 0,3-0,35%. Khi tỷ lệ rỉ mật cao, dự trữ lâu ngày thức ăn sẽ bị chua. Nếu mua thức ăn tinh hỗn hợp ở nhà máy thì nên chọn loại thức ăn có 13-14% protein là được.

Bên cạnh đó, cần bổ sung cho bò những hỗn hợp để bổ sung khoáng chất vì thức ăn xơ thô thường không chứa đủ các loại khoáng và vitamin cần cho quá trình sinh tổng hợp và hoạt động của vi sinh vật dạ cỏ. Các loại khoáng thiếu thường là Ca, P, Cu, Zn, Mn, Fe và S. Bổ sung khoáng có lợi cho tất cả bê sau cai sữa và bò tơ. Lượng cho phép 60g cho một con/ngày hỗn hợp trong đó có 32% Ca, 16% P và 20g muối. Bổ sung cho bò khi ăn khẩu phần chủ yếu là rơm. Các hóa chất này dễ dàng mua trên thị trường. Phơi khô, nghiền trộn theo tỷ lệ, đóng vào bao dùng dần.

Một khẩu phần ăn khoa học cần đảm bảo các yêu cầu:

  • Đáp ứng đủ, nhu cầu dinh dưỡng.
  • Bò ăn hết khẩu phần cung cấp.
  • Dạng vật lí của khẩu phần phù hợp với động vật nhai lại (độ dài của cỏ rơm, độ mịn của thức ăn tinh).
  • Tỷ lệ tinh thô hợp lí.
  • Thức ăn trong khẩu phần không gây hại cho sức khỏe bò.
  • Giá thức ăn của khẩu phần rẻ nhất.

Nhằm góp phần đa dạng hóa nguồn thức ăn dành cho bò thịt, các chuyên gia hàng đầu của tập đoàn De Heus Hà Lan đã nghiên cứu và phát triển loại thức ăn cao cấp dành cho bò thịt De Heus 5958, giúp mang lại hiệu quả chăn nuôi tốt hơn cho bà con và cũng phù hợp với điều kiện khí hậu và tình hình chăn nuôi bò thịt hiện nay tại thị trường Việt Nam.

  • Năng lượng cao giúp bò đạt tăng trọng nhanh
  • Cân đối protein và năng lượng giúp bò phát triển khỏe mạnh
  • Nguyên liệu chọn lọc, an toàn cho gia súc và người tiêu dùng
  • Giá cả thích hợp giúp người chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao

Phòng và trị bệnh

– Tiêm phòng định kỳ hàng năm vào 2 đợt : 15/03 và 15/08, Vacxin tụ huyết trùng cho bò chăn nuôi trong vùng an toàn dịch của dự án.

– Vệ sinh phòng bệnh: Chuồng trại, máng ăn, máng uống môi trường xung quanh và cơ thể bò phải luôn sạch sẽ, cánh ly nguồn bệnh, mầm bệnh.

– Tẩy giun đũa cho bê định kỳ vào tháng thứ nhất, tháng thứ 3 và tháng thứ 9 bằng Piperazin 2 – 3g/10 kg trọng lượng. Cho uống hoặc tiêm 5 mg Levamisol/10 kg trọng lượng. Nếu bò ỉa chảy liên tục có mùi tanh khẳm, xù lông sáng sớm và chiều tối cần tẩy sán lá gan bằng cách tiêm bắp : Dovernix 1ml/15 kg trọng lượng, hoặc cho uống Dertil B1 liều lượng viên/ 50 kg trọng lượng.

– Định mức thuốc thú y: 10.000 đồng/con/năm.