Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 3 – 6 tuổi các mẹ cần lưu ý

Trong giai đoạn từ 3 – 6 tuổi trẻ bắt đầu đi học, vì thế việc đảm bảo một chế độ dinh dưỡng là điều vô cùng cần thiết để giúp bé đảm bảo hoạt động hàng ngày và giúp trẻ phát triển tốt nhất. Dưới đây chúng tôi xin có một vài chia sẻ về chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 3 – 6 tuổi mà các mẹ nên biết để giúp việc chăm sóc trẻ tốt hơn.

Trẻ 3 – 6 tuổi cần những chất gì?

Nhìn chung, chế độ dinh dưỡng của trẻ phải đảm bảo đầy đủ các chất trong nhóm: tinh bột; đạm; vitamin và khoáng tố; chất béo.

Với nhóm tinh bột, mẹ có thể tìm thấy các thực phẩm như: cơm, khoai, mì, bún, nui, miến,… Những chất này sẽ có vai trò cung cấp năng lượng cho bộ não hoạt động.

Với nhóm chất đạm, có nhiệm vụ tạo máu, tạo kháng thể, và sản sinh các acid amin thiết yếu cho não bộ hoạt động, mẹ có thể tìm thấy trong chúng trong các loại thịt đỏ như thịt heo, thịt bò, thịt dê…; các loại thịt trắng như thịt gà, thịt vịt…; các loại cá, tôm, cua; trứng, đậu…

Các nhóm vitamin và khoáng tố lại có nhiều trong sữa, các loại rau và củ quả. Chẳng hạn: Vitamin A thường có nhiều trong gan động vật; trứng, sữa và các sản phẩm từ trứng, sữa; các loại củ có màu đỏ như đu đủ, cà rốt, đu đủ, gấc; các loại rau xanh thẫm như rau ngót, rau muống; dầu cọ,… Các vitamin nhóm B lại có nhiều trong các loại ngũ cốc chưa chế biến, các loại đậu, trứng, rau và các loại hạt… Vitamin C thường tìm thấy nhiều trong các loại trái cây tươi hoặc trong các loại rau. Những khoáng tố như kẽm với vai trò chuyển hóa chất lại có nhiều trong các loạt hải sản như tôm, sò, cua, hàu cùng với đó là các loại cá và hạt. Sắt, nguyên liệu tạo máu và giúp hình thành cấu trúc hệ thần kinh lại có nhiều trong thịt, cá và gan động vật.

Chất béo vốn không thể thiếu trong việc tạo nên các tế bào thần kinh và tăng năng lượng cho cơ thể đều từ các loại dầu thực vật, dầu cá, mỡ, bơ…Nếu trong bữa ăn của trẻ thiếu đi chất béo, cơ thể trẻ sẽ kém hấp thu các chất dinh dưỡng. Đặc biệt, trong dầu cá có các chất omega 3 và omega 6 chứa DHA, một dưỡng chất giúp não bộ phát triển.

Các lưu ý về dinh dưỡng cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi

Giảm bớt lượng dầu mỡ cho vào các bữa ăn, chỉ ăn thịt nạc, cá, tôm… và không nên ăn thịt mỡ và các món xào rán.

Lượng sữa chỉ nên rút xuống 500ml/ngày, chọn sữa tươi không đường hoặc hoặc sữa đậu nành không đường hoặc sữa bột tách béo. Tránh dùng các loại sữa bột nguyên kem và sữa đặc có đường.

Nên cho cháu ăn thêm nhiều rau, khoảng 200g rau/ ngày. Nếu bạn đưa cho trẻ ăn những loại trái cây và rau củ bằng thái độ “ăn cũng được và không ăn cũng được” hoặc như muốn tạ lỗi vì không đáp ứng được yêu cầu của trẻ về một điều gì đó, thì thông thường trẻ sẽ không chịu ăn. Ngược lại, nếu bạn biết cách trình bày sao cho các thứ rau quả, trái cây trông thật hấp dẫn, ngon lành và đúng với lúc trẻ đang đói, thì tự nhiên trẻ sẽ ăn một cách bình thường, cho dù những món khó ăn nhưng có lợi cho sức khoẻ cũng được trẻ ăn một cách nhiệt tình. Tốt nhất, bạn nên tạo cho trẻ một thói quen ăn nhiều trái cây, rau quả trong các bữa ăn gia đình, vì nó cung cấp khá nhiều vitamin và khoáng chất tự nhiên cần thiết cho sức khoẻ.
Ngoài chế độ ăn, nên cho cháu tăng cường vận động như đạp xe, đi bộ…

Buổi sáng, cần cho trẻ ăn uống thật no để trẻ có thể tỉnh táo, khoẻ khoắn cho đến giờ cơm buổi trưa. Bởi vì ở trường, trẻ không có cơ hội ăn nhiều lần như ở nhà. Bữa trưa, những món ăn của trẻ cần có nhiều chất bổ dưỡng, đầy đủ chuyển hoá năng lượng chậm và lâu bền. Ngoài ra, bạn cần dạy bảo trẻ về những điều cơ bản trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây về vấn đề dinh dưỡng cho trẻ từ 3 – 6 tuổi sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho bạn đọc, nhất là dành cho các mẹ đang nuôi con trong độ tuổi này để đảm bảo dinh dưỡng phù hợp để bé phát triển tốt nhất.

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bé từ 6 – 12 tuổi