Cây trinh nữ hoàng cung chữa bệnh phụ khoa

Cây trinh nữ hoàng cung chữa bệnh phụ khoa là bài thuốc được ứng dụng từ rất lâu. Khi các trinh nữ trong cung bị bệnh phụ khoa, các danh y trong triều tìm mọi cây cỏ để trị, nhưng không ngờ một loại cây vô danh vô tình được tìm thấy lại có khả năng chữa bệnh cho các trinh nữ một cách thần kỳ. Từ đó, người ta gọi cây đó là cây trinh nữ hoàng cung.

Cây trinh nữ hoàng cung

Chữa bệnh phụ khoa bằng cây trinh nữ hoàng cung

Cây thuốc trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium L.) họ thủy tiên (Amaryllidaceae), thuộc loài cây thân thảo, gần giống cây náng hoa trắng, thân hành, đường kính 10 – 16 cm, bẹ lá úp vào nhau thành thân giả dài khoảng 8 – 15 cm, có màu đỏ tía của sắc tố antocyan. Cây thuốc này chủ yếu phân bố ở các vùng có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều như nước ta.

Nhiều nghiên cứu, trong và ngoài nước cho thấy cây thuốc trinh nữ hoàng cung có tác dụng chống lại sự phát triển của tế bào ung thư, kháng khuẩn…Từ đó, còn có công dụng chữa các bệnh phụ khoa như: u nang buồng trứng, u xơ tử cung, tăng cường sức khỏe, đẩy lùi những rối loạn kinh nguyệt ở nữ…

Cây thuốc trinh nữ hoàng cung đã được nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước chứng minh rằng khi kết hợp với một số vị thuốc khác có tác dụng chữa các bệnh như: điều trị u xơ tuyến tiền liệt ( phì đại lành tính tuyến tiền liệt), hỗ trợ điều trị ung thư vú, tử cung, dạ dày…Khi kết hợp với các loại như hoàng cầm, hoàng kì, khương hoàng, để bào chế ra viên nang Nga Phụ Khang – loại thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh u xơ tử cung, u nang buồng trứng…

Cây trinh nữ hoàng cung có thể chữa u xơ tử cung:

Cách chữa trị như sau: Chọn lá trinh nữ hoàng cung có chiều dài 60 cm, chiều ngang độ 5 cm, phơi âm can (phơi trong bóng râm) từ 3-5 ngày. Sau đó đem thái nhỏ (ngắn chừng 1-2 cm), rồi sao vàng. Mỗi ngày dùng 3-5 gr (lá đã phơi khô, sao vàng) đem sắc uống. Kết hợp với ăn sống 20-30 gr củ tam thất rửa sạch thái lát mỏng như móng tay, dùng loại 5-6 củ 100 gr. Dùng liên tục như thế trong 7 ngày (tuần thứ nhất). Bảy ngày tiếp theo (tuần thứ hai) chỉ ăn tam thất sống mỗi ngày 20-30 gr (cũng làm như trên). Lúc này tạm ngừng không uống nước sắc lá trinh nữ hoàng cung. Bảy ngày tiếp theo (tuần thứ ba) lại dùng nước sắc lá trinh nữ hoàng cung phối hợp với ăn tam thất giống y như cách làm của tuần thứ nhất. Bảy ngày tiếp theo (tuần lễ thứ tư) chỉ ăn tam thất sống giống y như tuần lễ thứ hai.

Bảy ngày tiếp theo (tuần lễ thứ năm) lại dùng nước sắc lá trinh nữ hoàng cung với tam thất sống như tuần lễ thứ nhất và tuần lễ thứ ba. Bảy ngày tiếp theo nữa (tuần lễ thứ sáu) chỉ ăn tam thất sống như tuần lễ thứ hai và thứ tư.
Với mức độ sử dụng và liệu trình như trên, nhiều trường hợp u xơ tử cung đã được chữa thuyên giảm. Thực tế cũng cho thấy dùng lá trinh nữ hoàng cung phơi khô âm can, sao vàng có kết quả tốt hơn dùng lá trinh nữ hoàng cung còn tươi.

Một số điểm cần chú ý phân biệt cây trinh nữ hoàng cung

  • Phân biệt với cây náng hoa trắng

Lá tươi: Cây trinh nữ hoàng cung có lá mỏng và có màu xanh nhạt hơn cây náng – Cây náng có lá to dầy và màu xanh đậm.

Lá khô: Lá trinh nữ hoàng cung khi phơi khô có mùi thơm đặc trưng (Do tinh dầu của cây) – Lá cây náng khi phơi khô không có mùi thơm mà có mùi ngai ngái.

Củ: Củ trinh nữ hoàng cung mà trắng hình cầu tròn – Củ cây náng hình bầu dục và có màu đỏ nhạt

Hoa: Hoa tinh nữ hoàng cung màu hồng nhạt, hoa náng có màu trắng

  • Phân biệt trinh nữ hoàng cung với cây lan huệ

Cây lan huệ ít nhầm lẫn hơn, nhưng nếu phơi khô thì rất khó phân biệt và vẫn có một số trường hợp bị nhầm lẫn rất đáng tiếc, sau đây là 1 số điểm mà ta có thể phân biệt được.

Lá tươi: Lá trinh nữ hoàng cung to bản, thôn nhọn – Lá lan huệ nhỏ và dài đều

Lá khô: Lá trinh nữ hoàng cung phơi có mùi thơm – Lá lan huệ không có mùi thơm

Hoa: Hoa trinh nữ hoàng cung màu hồng nhạt, thơm nhẹ – Hoa lan huệ màu trắng hoặc đỏ đậm, có mùi thơm đậm.

Củ: Củ trinh nữ hoàng cung hình cầu lớn – Củ lan huệ hình cầu nhỏ

Trên đây là một số đặc điểm khác nhau giữa cây TNHC với cây náng hoa trắng và cây lan huệ. Đây là cơ sở để ta có thể phân biệt cây trinh nữ hoàng cung, để ta có thể yên tâm tìm và sử dụng cây thuốc mà không lo nhầm lẫn với các cây thuốc khác.