Cây nguyệt quế trồng trong nhà cần lưu ý những điều gì?

Cây nguyệt quế trồng trong nhà cần lưu ý những điều gì là thắc mắc của biết bao nhiêu người yêu cây cảnh. Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Cây nguyệt quế trồng trong nhà cần lưu ý những điều gì?

Đặc điểm của cây

Cây nguyệt quế là loài thân gỗ, có chiều cao từ 2 – 6m. Khi được trồng chậu trong nhà, cây sẽ bị hạn chế về chiều cao rất nhiều, có khi chỉ cao tầm 50cm. Thân cây khi non có màu xanh và chuyển sang màu nâu, xám nhẵn bóng khi già, rất dễ nhầm lẫn với thân cây bưởi.

Lá cây mọc xem kẽ nhau theo thân. Lá non dài, bóng, nhọn, hình bầu dục hẹp. Hoa nguyệt quế rất thơm, khoảng 8 bông một cụm và mọc ra từ nách lá. Mỗi hoa gồm có 5 đài màu xanh và 5 cánh màu trắng, đường kính hoa khoảng 12 – 18 mm uốn cong về phía sau. Hoa có 10 nhị và một bầu nhụy ở trên đỉnh. Đầu nhụy hình cầu. Quả nguyệt quế hình quả trứng, mọng và màu đen dài khoảng 1cm và chứa một hạt.

Công dụng của cây nguyệt quế

– Cây được sử dụng để làm cây cảnh trước cửa nhà, trong sân vườn, công viên giúp tạo nên vẻ đẹp cho không gian ngôi nhà. Đối với cây trồng chậu đặt trong nhà thì có thể để ở bàn làm việc, góc đọc sách, cạnh kệ tivi, trên đầu tủ hay nơi góc cầu thang.

– Với nhiều thành phần có tác dụng làm thuốc, cây được sử dụng trong việc giảm đau, chống viêm nhiễm và oxy hóa hiệu quả.

– Đồng thời lá của cây nguyệt quế còn được sử dụng để tạo hương vị thơm ngon cho các bữa ăn của chúng ta.

Ý nghĩa phong thủy của cây nguyệt quế

Cây không chỉ được trồng để trang trí mà còn như thần hộ mệnh, có thể xua đuổi tà ma, điềm xấu trong cuộc sống cho gia chủ. Bên cạnh đó, từ xa xưa trong các cuộc thi đấu Olympic hay Pthia người Hy Lạp đã dùng lá  hoặc hoa của cây làm vòng tặng thưởng đội đầu cho những người chiến thắng. Vì vậy cây còn mang đến ý nghĩa là biểu tượng của may mắn, thành công trong học tập, công việc cũng như cuộc sống.

Cây nguyệt quế trồng trong nhà cần lưu ý những điều gì?

Kỹ thuật trồng cây

Đất trồng

Cách trồng cây nguyệt quế hiệu quả là nên lựa chọn đúng loại đất mà cây cần. Đó là đất pha thịt, thông thoáng và màu mỡ, độ pH = 5 – 7. Có thể trộn đất hỗn hợp như sau: đất phù xa + sơ dừa + mùn trấu + phân chuồng theo tỉ lệ 2:1:1.

Sau một thời gian trồng cây, đất sẽ hết chất dinh dưỡng, trở nên cằn cỗi, lúc này ta cũng cần phải thay đất hoặc sang chậu cho cây. Biểu hiện của đất cằn cỗi, hết chất là cây kém tươi, bắt đầu nhuốm vàng,dễ bệnh, nhiều rễ con lồi lên mặt đất. Thời gian thay chậu thích hợp là khoảng 3-4 tháng/lần.

Bỏ đi một ít đất cũ và thay bằng đất mới và tưới nước ướt đất. Chúng ta cần sang cây vào chậu lớn vào mùa xuân. Cắt bỏ bớt phần rễ lớn và rễ con đã quá già, để lại phần rễ non, bộ rễ phải gọn gàng. Cắt tỉa những cành, nhánh cây mọc không đúng và sửa sao cho cây theo ý mình trước khi cho vào chậu mới.

Cây nguyệt quế trồng trong nhà cần lưu ý những điều gì?

Ánh sáng và nhiệt độ

Cây ưa sáng, tuy nhiên cũng nên tránh ánh nắng quá gắt. Cường độ ánh sáng thích hợp nhất là vào buổi sáng và buổi chiều tối. Nhiệt độ thích hợp để cây có thể sống và phát triển là 13°C – 39ºC, thích hợp nhất từ 23 ºC – 29ºC, ngừng sinh trưởng dưới 13ºC và cây chết -5ºC. Nếu bạn trồng cây trong nhà và không có thời gian mang cây ra ngoài đón nắng nhiều, hãy bật đèn huỳnh quang cho cây, hoặc đặt chậu tại nơi ban công, gần cửa, nơi có ánh nắng khuếch tán để cây có thể sinh trưởng bình thường.

Nước

Cây cần nhu cầu nước cao, bởi vậy luôn phải cung cấp đủ nước cho cây. Nếu trời mưa hoặc độ ẩm cao thì chúng ta có thể tưới 1-2 lần/tuần. Ngược lại vào ngày trời nắng, khô hanh, cây cần được tưới 2-3 lần/tuần. Cây được đặt trong nhà có điều hòa nhiệt độ thì cần kiểm tra mặt đất trước khi tưới cây, vì trời lạnh thì cây không cần quá nhiều nước.

Cây nguyệt quế trồng trong nhà cần lưu ý những điều gì?

Bón phân

Bón phân định kỳ cho cây 1 – 2 tháng/lần. Lượng phân bón cho mỗi cây/đợt tùy theo cây lớn nhỏ như sau:
– Phân NPK 20-20-1: Từ 5-10g 5 cho cây nhỏ. Tăng thêm 5g cho cây lớn.
– Bón phân Dinamix, khoảng 15-20g cho cây nhỏ và <25g cho cây lớn

Cắt tỉa

Tiến hành tỉa cành cho cây thường xuyên 1 tháng/lần vào mùa mưa và 2 tháng/lần vào mùa nắng. Dùng dụng cụ làm vườn thường xuyên nhặt lá sâu, hoa và cành cây khô, héo để ngăn ngừa ẩm mốc cũng như vi khuẩn hại cây.

Cây nguyệt quế trồng trong nhà cần lưu ý những điều gì?

Khi cây nguyệt quế trồng trong nhà, việc cắt tỉa cành, lá càng trở nên quan trọng. Bởi lẽ, nếu tán cây quá sum sê sẽ dễ tạo điều kiện để muỗi hoặc các loại bọ, côn trùng khác trú thân sinh trưởng. Đặc biệt cành lá khô của cây có thể rơi rụng vương vãi khắp nơi làm bẩn căn nhà của bạn.

Bạn có thắc mắc về ý nghĩa của hoa nguyệt quế hay không? Tìm hiểu điều này kỹ hơn ở trang này nhé!