Những điều cần biết về bệnh chàm khô ở trẻ em

Bệnh chàm khô ở trẻ em gây nên những tổn thương da nghiêm trọng cho bé, khiến bé khó chịu đau đớn. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể để lại những vết sẹo lớn trên cơ thể gây thiếu thẩm mỹ và làm mất tự tin cho bé sau này. Cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh qua bài viết dưới đây nhé các bạn.

Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm khô ở trẻ em

Bệnh chàm khô cũng giống như bệnh chàm thông thường. Tuy nhiên, khi đối tượng mắc bệnh là trẻ nhỏ thì luôn được thông báo chữa trị khẩn cấp.

Có thể nhận thấy rõ tình trạng bệnh thông qua độ thô ráp của làn da bé. Một số khu vực dễ xảy ra tình trạng chàm khô là má, vùng quanh miệng, vùng sau tai và mu bàn tay. Da bé thô ráp và có những vảy nhỏ liti, da khô bị kéo căng, phá hủy và đôi khi kèm theo những mảng mẩn đỏ, bé của bạn sẽ tự gãi thường xuyên.


Cũng giống như dấu hiệu bệnh chàm khô ở người lớn. Khi mới phát hiện bệnh da trẻ trường thô ráp, nứt nẻ, đóng vảy, chảy máu. Sau đó, vùng da này sẽ trở nên đỏ, viêm và ngứa.

Trong trường hợp người thân trong gia đình bị dị ứng, đứa trẻ có thể bị thừa hưởng cơ địa dị ứng này, còn được gọi là thể tạng. Điều này giải thích vì sao tình trạng da này được gọi là viêm da thể tạng, hay chàm thể tạng. Những người bị viêm da thể tạng thường có khuynh hướng phát triển dị ứng thức ăn, hen suyễn… Đó là lý do vì sao cần phải chăm sóc da sớm nhất có thể.

Mặc dù bệnh không nghiêm trọng và ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ nhỏ nhưng lại gây ra tình trạng mất ngủ, quấy khóc, ảnh hưởng tới cuộc sống gia đình và các hoạt động sinh hoạt của trẻ nhỏ.

Cần làm gì để phòng bệnh chàm khô cho trẻ?

Đối với trẻ sơ sinh, người mẹ cần kiêng các thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, lòng trắng trứng, cá…

Ở trẻ có cơ địa chàm thể tạng, nên tập cho ăn các loại thức ăn khác nhau cần thực hiện trễ hơn trẻ bình thường như lúc trẻ được từ 8 đến 12 tháng tuổi mới bắt đầu tập cho ăn lòng trắng

Vệ sinh các loại đồ chơi cho trẻ thường xuyên.

Quần áo nên tránh mặc đồ len, khăn lau người hay rửa mặt nên chọn loại vải 100% cotton.

Cho bé mặc các loại vải thoải mái bằng cotton mềm.

Khi tắm bé nên dùng các loại xà phòng có chứa kem làm mềm da, loại không chứa mùi thơm và bạn thường xuyên tắm bé tại nhà giúp bé luôn sạch sẽ cắt móng chân móng tay cho bé.

Sử dụng kem mềm da sau khi tắm.

Lau dọn phòng bé sạch sẽ, thoáng mát.

Không dùng nệm bằng len, các loại gối lông gà, lông vịt dễ gây kích ứng,

Nên dùng drap giường bằng coton, các tấm trải, bao gối và màn dễ giặt, các đồ chơi hoặc đồ trang trí loại không bắt bụi.

Hạn chế tiếp xúc với chó, mèo, thỏ…

Hãy có một lối sống lành mạnh để phòng bệnh chàm khô cho trẻ hiệu quả nhé các mẹ. Chúc mẹ và các bé sức khỏe!

Xem thêm

Làm thế nào để ngăn ngừa và điều trị rối loạn lipid máu?