Nguyên nhân, dấu hiệu bệnh đẹn ở trẻ bạn cần nắm rõ
Cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh đẹn ở trẻ em qua bài viết dưới đây với vtvcantho các bạn nhé.
Bệnh đẹn ở trẻ em là gì?
Bệnh đẹn hay còn gọi là bệnh nấm lưỡi, bệnh tưa lưỡi là một loại bệnh xảy ra ở lưỡi, rất phổ biến ở trẻ. Trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ dễ bị tưa lưỡi, đẹn nhưng bệnh cũng có thể xuất hiện ở trẻ lên 10 tuổi, thậm chí 15 tuổi. Nấm lưỡi, tưa lưỡi gây ăn uống khó khăn như trẻ biếng ăn, hay nôn trớ, đau họng khó nuốt, ở trẻ sơ sinh thì gây cản trở việc bú mớm, và là một trong những nguyên nhân chính gây chứng biếng ăn ở trẻ. Bệnh đẹn chữa lâu khỏi và dễ tái phát, vì vậy, việc phát hiện sớm trẻ bị đẹn để điều trị hiệu quả là điều cần thiết mà các bậc cha mẹ nên lưu ý.
Dấu hiệu bệnh đẹn ở trẻ em
– Biểu hiện khi trẻ bị đẹn là trong khoan miệng hay trên lưỡi xuất hiện những chấm trắng hình tròn, tạo thành một sợi dây tưa trên lưỡi, khiến trẻ không bú sữa, không ăn uống được vì rất đau, trường hợp nặng có viêm sưng đỏ. Nếu mẹ sốt ruột “cạy” những chấm trắng này ra thì sẽ gây chảy máu, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng.
– Trẻ bị đẹn nếu để lâu, nấm sẽ ăn loang khắp lưỡi, làm mất vị giác, khiến trẻ biếng ăn. Có những trường hợp nặng, nấm lan xuống đường ruột và gây tiêu chảy kéo dài.
Nguyên nhân gây bệnh đẹn ở trẻ em
Bệnh nấm miệng hình thành do nấm Candida albicans gây ra. Đây là loại nấm vẫn ký sinh bình thường trên cơ thể ở phần lớn người trưởng thành cũng như ở trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên (đặc biệt ở những vùng tương đối ẩm ướt như niêm mạc miệng, ruột, âm đạo, bẹn, các nếp gấp ở da) và không gây bệnh. Khi nấm ở niêm mạc miệng trẻ phát triển quá mức, cháu có biểu hiện của bệnh trẻ bị đẹn .
Hầu hết các trường hợp trẻ bị đẹn đều được phát hiện ở trẻ em vì hệ miễn dịch của trẻ chưa trưởng thành, và thường gặp ở trẻ đẻ non hơn trẻ đủ tháng vì trẻ đẻ non nhận được lượng kháng thể từ mẹ truyền sang ít hơn trẻ đủ tháng.
Những yếu tố chính gây nên chứng nấm miệng cho trẻ có thể kể tới là: trẻ đang sử dụng kháng sinh (làm rối loạn hệ vi khuẩn chí); trẻ bị hăm bẹn dễ gây nhiễm nấm bẹn và lan ra vùng khác do tiếp xúc; không giữ vệ sinh tốt; mẹ bị nhiễm nấm (đầu vú hoặc phần phụ ngoài).
Những bà mẹ đang dùng kháng sinh, steroid, thuốc kháng axit… Mẹ bị stress, dị ứng, hay ăn đồ ngọt… cũng dễ nhiễm nấm hơn những người khác và dễ lây lan sang cho trẻ.
Biểu hiện ban đầu của trẻ bị đẹn là các đốm, hoặc mảng trắng đục, hoặc vàng nhạt nổi cộm lên trên lưỡi và niêm mạc miệng. Những đốm này sẽ nhanh chóng lan ra khắp miệng (lưỡi, lợi, niêm mạc miệng, kể cả vòm họng) khiến trẻ bỏ bú vì đau miệng.
Nếu trẻ bị đẹn dày, khi rà miệng để tẩy các mảng nấm có thể sẽ để lại lớp nhiêm mạc bên dưới trầy đỏ và đôi khi gây chảy máu khiến trẻ bị đau. Nếu phát hiện cháu bị nấm miệng, nên điều trị ngay để tránh tình trạng này.
Mong rằng những thông tin mình chia sẻ trên đây về bệnh đẹn ở trẻ em sẽ hữu ích cho bạn đọc.
Xem thêm