Hướng dẫn cách trồng rau ngò gai tại nhà
Thêm một chút ngò gai vào món ăn sẽ giúp kích thích ăn ngon miệng hơn. Chính lý do đó, ngò gai trở thành thực phẩm không thể thiếu trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, nếu gia đình bạn không đủ diện tích để trồng rau ngò gai? Vậy thì hãy áp dụng cách trồng rau ngò gai tại nhà được chia sẻ trong bài viết này nhé! Nó sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề của mình đấy.
Những lợi ích khi trồng rau ngò gai tại nhà
Ngò gai vừa làm gia vị, vừa là nguồn dược liệu quý giá từ xưa đến nay. Ngò gai được xem như loại rau dùng để ăn sống hoặc chế biến với những loại thực phẩm khác để kích thích ăn ngon miệng vì mùi thơm nhẹ nhàng của chúng.
Ngoài ra, ngò gai còn được dùng để làm thuốc như chữa sổ mũi, đau tức ngực, chữa rối loạn tiêu hoá, viêm ruột… Chữa hôi miệng: Lấy một nắm rau ngò gai sắc đặc lấy nước, cho thêm vài hạt muối vào rồi súc miệng. Dùng liên tục 5-6 ngày, mỗi ngày súc miệng vài lần, bệnh sẽ khỏi.
Lá ngò gai có tác dụng làm giảm đường huyết, đối với những người có bệnh đái tháo đường, khuyến cáo nên dùng thường trong các bữa ăn.
Cách trồng rau ngò gai tại nhà
- Chuẩn bị cây giống và đất trồng rau
Nguồn giống rau ngò gai có thể gieo từ hạt hay từ chiết cây con, tuy nhiên hạt rau ngò gai khá khó gieo do hạt giống rất nhạy cảm với môi trường nóng ẩm như hiện nay.Tốt nhất là nhân giống bằng cách chiết cây con trồng trong chậu tại nhà.
Đất trồng rau ngò gai tại nhà đòi hỏi phải là đất có nhiều dinh dưỡng giữ ẩm và thoát nước tốt, có thể trộn hổn hợp đất trong các chậu cây sẳn có tại nhà và đất dinh dưỡng phân trùn quế với tỷ lệ 2:1.
Có thể trồng rau ngò gai tại nhà trong chậu nhựa với đường kính chậu từ 25-30 cm để cây con rau ngò gai dễ dàng mọc nhảy ra xung quanh cây mẹ, chiều sâu của chậu trồng rau từ 15-20 cm. Khi bắt đầu trồng rau chỉ cần cho đất trồng vào 2/3 chậu rồi trồng cây giống vào.
- Chăm sóc và bón phân rau ngò gai
Rau ngò gai phát triển tốt và cho nhiều cây con dưới bóng cây, nắng sáng hay có độ chiếu sáng từ 60 – 70 % ánh nắng, trường hợp để chậu rau ngò gai nơi ánh nắng hoàn toàn thì lá rau bị nhạt màu do thiếu nước và ít có cây con.
Rau ngò gai sau khi trồng vào chậu nhớ tưới nước bằng vòi phun nhẹ ngày 2 lần để đảm bảo chậu rau luôn đủ ẩm độ, mau ra rễ.
Bón phân có thể dùng luân phiên một tháng bón làm hai lần, một lần bón phân hữu cơ là đất dinh dưỡng phân trùn quế vào mặt chậu một lớp 2 cm, bón phân vô cơ bằng phân urê với liều lượng 1 muỗng cà phê nhỏ hòa trong 2 lít nước rồi tưới cho chậu rau ngò gai vào chiều mát để giúp xanh bóng lá.
Sau 2-3 tháng khi thấy chậu rau ngò gai trồng tại nhà cao lên khoảng 15-20 cm và có nhiều cây nhỏ xung quanh là có thể cắt lá cây rau để dùng, sau mỗi đợt cắt nhớ bón một đợt phân hữu cơ phân trùn quế.
- Phòng trừ sâu bệnh cho rau ngò gai trồng tại nhà
Nói chung rau ngò gai rất ít khi bị sâu ăn lá, khi có mưa kéo dài hay nắng gắt tưới không đủ nước thì lá rau ngò gai bị vàng lá, chỉ cần dùng dao kéo sạch cắt bỏ đi những lá vàng và kiểm tra lại độ ẩm và thoát nước cho chậu rau, sau 7-10 ngày cây rau sẽ cho đợt lá mới.
Xem thêm:
Chia sẻ cách trồng cây Lá cẩm tại nhà
Tổng hợp