Hướng dẫn cách khắc phục tình trạng rụng tóc hậu COVID-19
Nguyên nhân rụng tóc sau khi mắc COVID-19
Có hai lý do khiến bệnh nhân mắc COVID-19 bị rụng tóc:
Thứ nhất, do căng thẳng, sợ hãi. Khi bị căng thẳng sợ hãi, cơ thể phản ứng bằng cách tiết ra nhiều chất nội tiết tố gọi là hormone chống stress. Các nội tiết tố này có lợi cho cơ thể giúp cơ thể có nhiều năng lượng tạm thời vượt qua thử thách, tuy nhiên lại có hại cho tóc.
Phản xạ thần kinh giao cảm dưới tác dụng của nội tiết tố sẽ làm co mạch ngoài da, khiến cho lượng máu lưu thông đến chân tóc bị thiếu hụt, làm tổn thương nang tóc.
Nếu stress tiếp tục kéo dài, các hormone stress giai đoạn muộn như cortisol sẽ tăng lên, tạo ra các gốc tự do bên trong cơ thể.
Các gốc này phá hủy tế bào, mô, các tổ chức của cơ thể, tăng lão hóa da, tổn thương nang tóc khiến tóc dễ bị rụng. Cortisol cũng trực tiếp tăng tốc phân hủy chất đạm khiến cho dinh dưỡng ở nang tóc bị thiếu hụt, tóc không phát triển bình thường được.
Thứ hai, dưới tác động của stress, tóc không còn ở trạng thái bình thường, mà hầu hết chuyển sang giai đoạn nghỉ ngơi (telogen effluvium), tức giai đoạn tóc ngưng mọc, nang tóc không ra tóc nữa.
Bình thường tóc chúng ta trải qua ba giai đoạn phát triển: Anagen: Giai đoạn tăng trưởng, nang tóc phát triển.
Catagen: Giai đoạn chuyển tiếp, nang tóc ngừng phát triển. Telogen: Giai đoạn nghỉ ngơi, tóc lưu lại trên da đầu trong 02 – 03 tháng cho đến khi rụng dần để thay tóc mới.
Da đầu trung bình có 90 – 95% các nang tóc trong giai đoạn tăng trưởng, khoảng 05 – 10% đang ở giai đoạn nghỉ ngơi. Khi mắc COVID-19 thì tóc sẽ chuyển đổi giai đoạn ngược lại, phần lớn là giai đoạn nghỉ ngơi.
Chưa có bằng chứng cho thấy virus COVID-19 trực tiếp gây ra chứng rụng tóc này, mặc dù các thụ thể enzym chuyển đổi angiotensin 2 (ACE2), được vi-rút sử dụng để xâm nhập vào tế bào người, được tìm thấy ở tế bào sừng và tuyến bã nhờn nơi xuất phát của tóc.
Phương pháp nào để hạn chế rụng tóc hậu COVID-19?
Để tránh rụng tóc, chúng ta cần bình tĩnh, giữ vững tâm lý trước khó khăn, bệnh tật. Có một số bài tập tăng cường sức khỏe tinh thần rất tốt như tập yoga, thiền, khí công… ngủ đủ giấc từ 07 – 08 tiếng mỗi đêm.
Về dinh dưỡng, để tóc phát triển và khỏe mạnh, chú ý bổ sung chất đạm, các vitamin và khoáng chất quan trọng như thịt cá, sắt, vitamin D, C, B12, kẽm, acid folic, vitamin B12…
Khi chăm sóc tóc, tránh kéo tóc mạnh như thắt tóc bím, buộc tóc chặt. Tránh nhiệt độ quá cao hoặc các phương pháp tác động tới tóc như uốn, duỗi, nhuộm.
Nếu rụng tóc kéo dài hơn 06 tháng hoặc nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào khác như rụng tóc từng mảng, ngứa hoặc kích ứng khác thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu.
Từ bỏ lược và máy sấy tóc: Thông thường, máy sấy tóc được cho là nguyên nhân gây gãy rụng tóc, vậy tại sao lại phải mạo hiểm khi tóc bạn đang ở giai đoạn yếu nhất. Tóc của bạn không thể chải hay thậm chí là chạm nhẹ. Do đó, đừng cố chải đầu quá nhiều. Thay vào đó, hãy nhẹ nhàng gỡ chúng bằng ngón tay nếu cần.
Tránh xa dầu gội và dầu xả: Chất tẩy rửa, sulphates và paraben trong dầu gội có thể gây hại cho tóc của bạn. Nghe có vẻ không mấy dễ chịu, nhưng bạn không nên gội đầu (ít nhất là không gội quá thường xuyên) khi bạn đang gặp phải tình trạng Telogen Effluvium.
Tự làm keo xịt tóc để chống rụng tóc: Jangda gợi ý một loại keo xịt tóc tự làm để giữ cho mái tóc của bạn luôn sạch sẽ và tươi mới. Lấy một bó hương thảo và đun sôi với 1 lít nước trong 10 phút. Lọc nó, để nguội bớt và đổ chiết xuất hương thảo này vào bình xịt.
Thêm một thìa cà phê giấm táo vào hỗn hợp này. Xịt nó lên da đầu của bạn 3-5 lần một ngày và để tóc khô tự nhiên. Giấm táo sẽ hoạt động như một chất tẩy rửa tự nhiên cho da đầu của bạn. Bài thuốc này sẽ giúp mọc lại toàn bộ tóc đã mất./.
Xem thêm:
Rụng tóc nhiều là bệnh gì? Nguyên nhân và cách trị rụng tóc tại nhà