Dinh dưỡng cho bé từ 4 – 6 tháng tuổi
Trong thời gian 3 tháng đầu thức ăn chính của bé là sữa mẹ. Nhưng từ tháng thứ 4 thì bé thức ăn dành cho bé cần có sự thay đổi. Để giúp các mẹ chăm sóc bé tốt hơn chúng tôi sẽ có những chia sẻ cụ thể hơn về dinh dưỡng cho bé từ 4 – 6 tháng tuổi.
Dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm
Bé yêu của bạn sẽ không làm bất cứ điều gì để ba mẹ có thể nhận biết được chúng đã sẵn sàng với thức ăn lỏng. Ba mẹ cần quan sát và hiểu bé muốn gì.
Bé cứng cáp hơn và có thể giữ đầu đứng thẳng. Bé cũng ngồi khá vững trong lòng bố mẹ hoặc trên ghế cao dành cho bé. Bé biết tạo ra các chuyển động nhai. Đặc biệt, cân nặng của bé cho thấy sự cải thiện đáng kể, tăng gấp khoảng 2 lần so với khi sinh ra.
Ngoài ra, có vẻ bé rất có hứng thú với thực phẩm, bé có thể ngậm miệng xung quanh một cái muỗng, cũng có thể di chuyển thức ăn từ trước ra sau miệng. Bé có thể đá lưỡi qua lại nhưng đang mất dần xu hướng dùng lưỡi đẩy thức ăn ra. Và bé đang mọc răng. Đó đều là những dấu hiệu bé đã sẵn sàng với thức ăn lỏng hơn.
Thực đơn cho bé 4 – 6 tháng tuổi
Bé yêu của bạn đang trong độ tuổi này, bạn băn khoăn không biết bé có thể ăn món gì? Trong thời kỳ này, bé vẫn tiếp tục bú sữa mẹ, kết hợp với sữa công thức hoặc PLUS. Bên cạnh đó, đây là thời gian mẹ tập cho bé ăn bột loãng, quen dần với đồ ăn xay nhuyễn có độ đặt sệt tăng dần.
Bột trẻ em và ngũ cốc vẫn là những loại thức ăn bổ dưỡng nhất dành cho bé trong những ngày đầu ăn dặm. Hơn thế nữa, bột gạo trẻ em và bột ngũ cốc rất mịn, khi trộn với sữa công thức và sữa mẹ mang lại hương vị quen thuộc giúp bé dễ ăn hơn. Đặc biệt, đây là loại thực phẩm lành tính, hầu như không gây ra bất kỳ tác dụng dị ứng nào cho hệ tiêu hóa của trẻ, ngay cả khi trẻ chưa đầy 6 tháng.
Tuy nhiên, lúa mì, lúa mạch hay lúa mạch đen, yến mạch tuyệt đối không dành cho trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi do trong các loại ngũ cốc này có chứa gluten, được khuyến cáo có thể gây dị ứng cho trẻ, đặc biệt với gia đình có tiền sử Celiac hoặc dị ứng. Ba mẹ có thể cho bé ăn các loại ngũ cốc này khi bé ngoài 6 tháng. Ngoài ra, một số loại thực phẩm được các chuyên gia khuyến khích dành cho bé từ 4 – 6 tháng tuổi bao gồm chuối, bơ, khoai lang, cà rốt, táo, lê, bí đỏ…
Bé 4 – 6 tháng tuổi nên ăn bao nhiêu mỗi ngày
Ba mẹ bắt đầu cho bé làm quen với khoảng 1 muỗng cà phê thực phẩm hoặc ngũ cốc xay nhuyễn. Trộn lượng ngũ cốc này với 4 – 5 muỗng cà phê sữa mẹ hoặc sữa công thức, để cho hỗn hợp thật loãng cho bé dễ ăn hơn.
Ba mẹ tiếp tục tăng lên 1 muỗng thức ăn xay nhuyễn hoặc 1 muỗng canh bột ngũ cốc trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức, cho bé ăn 2 lần một ngày. Mẹ nhớ mức tăng dần lượng ngũ cốc tương đương với lượng sữa thêm vào giảm đi để độ đặc sệt tăng dần.
Ban đầu, ba mẹ cho bé ăn 1 lần bột loãng mỗi ngày, sau đó tăng dần lên 2 – 3 lần. Lồng ghép bột loãng vào các bữa ăn chính và phụ cho bé. Vì đây chỉ là thời gian tập cho bé ăn nên có thể bé chưa ăn được nhiều. Ba mẹ cũng không nên ép bé ăn nhiều, vì bé sẽ cảm thấy sợ ăn và lảng tránh các món ăn mới.
Lưu ý khi cho bé ăn
Nếu bé không chịu thử thức ăn bạn chuẩn bị trong lần thứ nhất thì ba mẹ chớ nên nản chí, bạn hãy cố gắng cho bé ăn một lần nữa trong ngày. Nếu khởi đầu không suôn sẻ, ba mẹ thử bắt đầu lại sau 2 – 3 ngày nhé.
Ba mẹ cho bé ăn dần dần và theo dõi các phản ứng của bé sau khi ăn, đề phòng bé bị dị ứng. Thời gian thử mỗi món ăn mới là 4 ngày.
Mong rằng với những chia sẻ trên đây về vấn đề dinh dưỡng cho bé từ 4 – 6 tháng tuổi sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho bạn đọc. Nhất là với các mẹ để chăm sóc bé một cách tốt hơn.
Xem thêm: Dinh dưỡng cho trẻ 7 tháng tuổi