Công dụng của lá vông ngoài chữa mất ngủ còn gì nữa?

Với những người mất ngủ, thường xuyên phải trải qua cảnh trằn trọc cả đêm, cố gắng nhắm mắt nhưng vẫn không thể nào ngủ được, họ thường tìm đến lá vông như một cách chữa mất ngủ hiệu quả mà không sợ tác dụng phụ và tốn kém. Nhưng bạn biết không, ngoài khả năng giúp ngủ ngon, là vông còn mang trong mình nhiều tác dụng đáng chú ý khác.

Theo Đông y, lá vông có vị đắng nhạt, hơi chát, tính bình; có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, làm an thần, gây ngủ, hạ nhiệt, hạ huyết áp, co bóp các cơ, sát trùng…

Cây vông còn có tên vông nem, Hải đồng bì, Thích đồng bì với tên khoa học là Erythrina variegata L., Cây vông là loại cây dễ trồng, cao 10 – 20 m, thân có gai ngắn.
Lá gồm 3 chét, dài 20 – 30 cm, lá chét màu xanh và bóng, lá chét giữa phình chiều rộng lớn hơn chiều dài, hai lá chét hai bên chiều dài lớn hơn chiều rộng. Hoa màu đỏ tươi, tụ họp thành chùm dài 1 – 3 hoa. Người ta thu hái lá vào mùa xuân, chọn lá bánh tẻ, dùng tươi hay phơi khô, thu hái vỏ cây quanh năm.

Theo Đông y, lá vông có vị đắng nhạt, hơi chát, tính bình; có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, làm an thần, gây ngủ, hạ nhiệt, hạ huyết áp, co bóp các cơ, sát trùng, tiêu tích, trừ phong thấp. Vỏ cây vông có tác dụng khư phong thông lạc, sát trùng, làm tê liệt, trấn tĩnh. Đặc biệt lá vông còn là một vị thuốc chữa mất ngủ và an thần tốt. Liều dùng cây vông: Lá vỏ 8 – 16g. Hạt 3 – 6g. Trẻ em dùng 3 – 4g (vỏ).

Vậy rõ ràng, công dụng của lá Vông là có thể giúp an thần, giúp ngủ ngon hơn. Ngoài ra, lá cách còn một số công dụng đáng chú ý khác như sau:

Công dụng của cây lá vông

– Chữa rối loạn kinh nguyệt:

Lấy 15g hoa vông, sắc lấy nước thuốc uống hàng ngày, mỗi liệu trình điều trị kéo dài 7 -10 ngày, các triệu chứng kinh nguyệt không đều, dong kinh sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

– Chữa đau nhức xương khớp (do phong thấp):

Để chữa đau nhức xương khớp do phong thấp, các bạn lấy vỏ cây vông, kê huyết đằng, cỏ xước, phòng kỷ, ý dĩ nhân, ngũ gia bì, mỗi vị 15g, sắc uống ngày một thang cho tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

– Chữa lòi dom:

Giá nát lá vông và lá sen, chắt lấy nước uống; phần bã chưng nóng rồi đắp vào hậu môn.

– Chữa mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ:

Giã nát 20g lá vông, hòa với chút nước nóng rồi cho trẻ uống. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho lá vông vào nồi, đun sôi với nước sạch rồi cho bé uống nước đó, các triệu chứng đổ moof hôi trộm sẽ thuyên giảm rõ rệt sau mỗi lần sử dụng.

– Chữa sau đẻ máu sẫm, mờ mắt, choáng đầu:

Lấy vỏ cây vông già, cỏ mần trầu, lá mần tưới, ngưu tất, mỗi vị 10g, sắc lấy nước thuốc uống hàng ngày.

– Chữa chảy máu cam, đại tiện ra máu:

Để trị chứng đại tiện ra máu, chảy máu cam (thường do nhiệt gây nên), các bạn lấy 30g lá vông sắc lấy nước thuốc cùng với 10g lá sen, uống mỗi ngày một thang.

– Chữa phong thấp, chân tê phù:

Vỏ cây vông, vỏ chân chim, ý dĩ sao, phong kỷ, kê huyết đắng, ngưu tất, mỗi vị 5g, sắc lấy nước thuốc, ngày dùng một thang, chia làm 3 lần uống. Mỗi liệu trình kéo dài khoảng 10 ngày.

Tổng hợp

Tags: