Cách trồng và chăm sóc cây hẹ tại nhà

Cách trồng cây hẹ không hề khó, thế như làm thế nào để trồng cây hẹ thích hợp với điều kiện tại gia thì không phải ai cũng biết. Nếu bạn vẫn còn đang tìm hiểu thì hãy xem qua bài viết này nhé. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách trồng và chăm sóc cây hẹ tại nhà.

Lợi ích khi trồng cây hẹ tại nhà

Là một loại cây thường dùng để chế biến món ăn, hẹ hầu như không thể thiếu trong mỗi gia đình. Giờ đây, khi đã có thể trồng cây hẹ tại nhà, mỗi khi cần dùng đến chỉ cần bạn ra sân nhà, chọn vài nhánh hẹ để dùng. Như vậy, chẳng những cung cấp sẵn cây hẹ mà còn giúp đảm bảo gia đình bạn được dùng hẹ sạch, xanh và an toàn. Chưa hết đâu nha, trong y học, hẹ còn được biết đến với rất nhiều công dụng tuyệt vời khác. Hãy xem TẠI ĐÂY để khám phá những công dụng của cây hẹ nhé.

Cách trồng cây hẹ tại nhà

  • Giống:

– Hẹ có thể trồng bằng hạt hoặc bằng thân, tuy nhiên đa số nhà nông trồng bằng thân.

– Có 2 giống chính:

+ Giống lá lớn: là giống được trồng nhiều với diện tích lớn vì năng suất cao nhưng phẩm chất kém.

+ Giống lá nhỏ: chất lượng cao nhưng năng suất thấp, diện tích trồng ít.

– Trồng tại nhà: hay chọn giống lá nhỏ để trồng.

  • Thời Vụ:

– Trồng được quanh năm. Tuy nhiên, nó hay được trồng vào tháng 10, 11 để thu hoạch vào dịp tết, đạt hiệu quả cao.

  • Đất:

– Chọn đất: đất tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ, tốt nhất là đất thịt, thịt pha cát, đất phải chủ động được hệ thống tưới và tiêu nước tốt. Sau khi trồng được 12 tháng thì phá bỏ gốc, lật đất lên, lấy tầng lớp dưới lên trên làm đất trồng lứa mới.

– Làm đất: đất sau khi cày xới, lượm sạch cỏ, xử lý vôi 0,3-0,5 kg/thùng xốp, đất được phơi ải ít nhất 5-7 ngày để hạn chế sâu bệnh, nấm hại.

  • Cách trồng:

– Thùng xốp hoặc chậu trồng dùng để trồng hẹ phải đục lỗ thoát nước bên sườn, tốt nhất nên làm loại thùng @ cải tiến, có nhiều ưu điểm dùng để trồng cây tại nhà, hiệu quả cao.

– Hẹ được tách ra từng tép, trồng mỗi bụi từ 3-4 tép tuỳ theo diện tích trồng, khoảng cách tối thiểu 10 x 10cm, trước khi trồng phủ lên một lớp rơm mỏng để giúp cây cứng cáp, khó đổ khi gặp gió.

– Nếu trồng bằng hạt thì phải làm đất thật mịn, tơi xốp, đất phải có độ phì cao, tốt nhất nên dùng đất phù sa, có hàm lượng chất hữu cơ khoảng 1,5%. Để đảm bảo hạt nẩy mầm đều, cần ngâm hạt trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh (khoảng 40 độ C) trong 2h, để ráo nước đem reo. Tưới ẩm phun sương cho hạt, giữ ẩm đều sau khoảng 3 – 7 ngày hạt nẩy mầm.

  • Phân bón:

– Sử dụng phân chuồng hoai mục hoặc phân cá ủ hoai, lượng bón cho mỗi thùng xốp 40 lít khoảng 3-5 kg. Nếu không có phân chuồng có thể thay thế bằng phân trùn quế hoặc phân hữu cơ vi sinh, bón mỗi thùng ít nhất 3 kg.

– Ngoài ra để đạt hiệu quả cao nên bón thêm đạm, lân và kali cho cây theo liều lượng: 1:0,5:0,25

Chuẩn bị 1 hỗn hợp gồm: 1 thìa cà phê lân trộn đều với 1/2 thìa cà phê đạm trộn tiếp với 1/4 thìa cà phê kali: pha với 20 lít nước, tưới đều. Tuần tưới 1 lần.

– Nếu không muốn sử dụng phân hoá học có thể sử dụng nước tiểu (NH3) ngâm ủ 1 tuần trở lên, pha loãng để bổ sung đạm cho cây phát triển.

– Cách bón:

+ Bón lót: toàn bộ phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh vào giai đoạn đầu.

+ Bón thúc:

Lần 1: 7-10 ngày sau khi trồng, bón hỗn hợp phân đạm, lân, kali ở trên.

Lần 2: 30 ngày sau khi trồng, bón hỗn hợp trên với nồng độ đậm hơn 1:0,5:0,25 đạm, lân, kali pha với 10 lít nước.

  • Chăm sóc:

– Công việc chăm sóc cho hẹ là bón phân, vun gốc, nhổ tỉa và trồng dặm.

– Nên dùng màng phủ nông nghiệp (polyetylen) để hạn chế tối đa cỏ dại.

  • Phòng trừ sâu bệnh:

– Sâu ăn lá, ruồi đục lá, sử dụng thuốc Karate, Padan.

– Bệnh thối nhũn, tiêm lửa: nhổ bỏ cây bệnh.

  • Thu hoạch:

– Đợt 1: 55-60 ngày sau khi trồng

– Đợt 2: 30-35 ngày sau khi thu hoạch đợt 1

– Đợt 3,4,5,6: cách nhau 30-35 ngày.

vuonrausach.com.vn