Bệnh béo phì ở người cao tuổi, nguyên nhân do đâu?
Bệnh béo phì ở người cao tuổi rất nguy hiểm đối với sức khỏe người lớn tuổi do nó có thể mang lại nhiều biến chứng khôn lường. Nguyên nhân do đâu dẫn tới căn bệnh này? Và có cách gì giúp phòng tránh hạn chế được bệnh hay không? Hãy cùng vtvcantho trả lời những câu hỏi trên nhé.
Thế nào là bệnh béo phì ở người cao tuổi?
Chế độ dinh dưỡng quá dư thừa cùng lối sống ít vận động khiến tình trạng béo phì xuất hiện ở mọi lứa tuổi và có xu hướng tăng cao bệnh béo phì ở người già.
Những nghiên cứu gần đây của viện dinh dưỡng cho thấy tỷ lệ béo phì của nước ta gia tăng theo tuổi, 2/3 số người thừa cân, béo phì từ 45 tuổi trở lên, 1/3 còn lại từ 25- 45 tuổi. Một trong những lý do gây tăng cân, béo phì ở nhóm người trung niên, cao tuổi là do tốc độ chuyển hóa cơ bản của cơ thể suy giảm.
Béo phì là một trong những biểu hiện của hội chứng rối loạn chuyển hóa, hội chứng này còn bao gồm: Tăng mỡ máu, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, gút… Đây là những chứng bệnh rất ảnh hưởng tới chất lượng sống. Để tránh xa chúng, mỗi người cần kiểm soát cân nặng, tránh thừa cân, béo phì.
Nguyên nhân gây bệnh béo phì ở người cao tuổi ?
Khi tuổi tác tăng, chuyển hóa trao đổi chất trong cơ thể sẽ giảm, khả năng tiếp nhận năng lượng của người cao tuổi sẽ ít hơn so với khi còn trẻ.
Tuổi càng cao, các cơ teo lại, dẫn đến năng lượng cần thiết duy trì hoạt động của cơ thể cũng sẽ giảm đi. Do đó, nếu cung cấp dư thừa năng lượng sẽ gây ra hiện tượng thừa cân, béo phì ở người cao tuổi.
Tốc độ chuyển hóa cơ bản trong cơ thể suy giảm, quá trình bài tiết các enzim tiêu hóa giảm gây thiếu hụt một số vi chất như vitamin B12 (một loại vitamin có tác dụng chuyển hóa mỡ thành năng lượng) làm cho người cao tuổi có xu hướng dễ mắc bệnh béo phì hơn.
Chế độ ăn của người cao tuổi thường nhiều đạm, giàu chất dinh dưỡng nhưng lại ít vận động, sử dụng nhiều sản phẩm làm đẹp như sữa ong chúa, nhau thai cừu cũng chính là nguyên nhân gây béo phì ở người trung tuổi và cao tuổi.
Tác hại của bệnh béo phì ở người cao tuổi ?
Đối với sức khỏe của người cao tuổi, béo phì là một căn bệnh rất nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng bệnh khác. Khi bị mắc bệnh béo phì, người cao tuổi rất có thể sẽ mắc bệnh về hô hấp, tim, tiêu hóa,…cao hơn những người khác. Đặc biệt, béo phì cũng chính là người bạn đồng hành với bệnh cao huyết áp. Bên cạnh đó, bệnh béo phì ở nam giới còn có nguy cơ gây ảnh hưởng đến đời sống chăn gối.
Vì vậy, để phòng chống bệnh béo phì người cao tuổi, nên có biện pháp ăn uống cũng như sinh hoạt hợp lý để hạn chế sự gia tăng của mỡ thừa.
Phòng tránh bệnh béo phì ở người cao tuổi như thế nào ?
Hạn chế năng lượng đưa vào cơ thể. Khi tuổi tác tăng, năng lượng cần thiết giảm theo, do các cơ bị teo co lại, chức năng trao đổi giảm nên người cao tuổi tiếp nhận năng lượng yếu hơn. So với thời trẻ thì lượng thức ăn ở người 40 – 49 tuổi giảm 5%; người ở 50-59 tuổi giảm 10%; người 60-69 tuổi giảm 20% và trên 70 tuổi giảm 30%. Vậy nên, nếu năng lượng được cung cấp đầy đủ như những người còn trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh béo phì ở người cao tuổi.
Bổ sung đầy đủ các vitaminA, B, C, D, E
Tăng cường chất xơ. Những ngươi cao tuổi nên chú ý ăn đầy đủ chất xơ thực vật 400 – 500 gam rau xanh và trái cây mỗi ngày.
Hạn chế mỡ. Lượng mỡ trong máu của ngưởí có tuổi, người già tăng lên theo tuổi tác, tỉ lệ mắc bệnh tim mạch cũng tăng theo, vì thế lượng mỡ trong thức ăn nên giảm.
Người lớn tuổi cần tập thể dục, dưỡng sinh và đi bộ. Cần luyện tập thể thao điều đặn,cần phải phù hợp với lứa tuổi và tình trạng sức khỏe. Đi bộ và tập dưỡng sinh là những môn mà người lớn tuổi cần phải tập luyện mỗi ngày để phòng các loại bệnh ngay cả bệnh béo phì. Tuy là các động tác nhẹ nhàng nhưng có thể giúp cho cơ thể đốt cháy một lượng calo nhất định và rèn luyện các cơ bắp không bị xuống cấp, đồng thời luyện tập cho tim mạch được nâng cao chất lượng khi về già.
Mỗi phương pháp đều có thể đem lại những kết quả khác nhau đối với mỗi bệnh nhân bị mắc bệnh béo phì ở người cao tuổi. Đa phần còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa mỗi người. Do đó cách tốt nhất là bạn nên đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.
Xem thêm