Bạn đã biết hết công dụng của cây Khổ qua rừng?
Do được mọc tự nhiên trong rừng, hấp thụ các chất dinh dưỡng tự nhiên từ thiên nhiên nên có thể nói, một số công dụng của cây khổ qua rừng là tốt hơn so với khổ qua trồng.
Đặc điểm của dây khổ qua rừng
– Khổ qua rừng có tên khoa học là Momordica charantia – L.
– Là một loại cây dạng dây leo, mọc hoang ở khắp nơi, thích hợp với khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.
– Người ta còn gọi khổ qua là mướp đắng vì nó thuộc họ bầu bí và có vị rất đắng.
– Qủa khổ qua rừng rất nhỏ, quả to nhất chỉ bằng ngón chân cái.
Thành phần trong dây khổ qua rừng
Dây khổ quả rừng có chứa nhiều vitamin, magie, canxi, alkaloid, kẽm, Cucurbitacin, momordicin, một số chất glycosides và hợp chất terpenoid, Protein, acid folic có tác dụng kháng khuẩn, diệt virus, giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Tác dụng của mướp đắng rừng theo Đông y:
- Chống ung thư (Anticancer)
Hai hợp chất chiết xuất từ khổ qua, α-eleostearic acid (từ hạt) và 15,16-dihydroxy-α-eleostearic acid (từ quả) đã được tìm thấy nhằm chứng minh công dụng của cây khổ qua rừng là giúp ngăn chặn tế sự phát triển của tế bào ung thư bạch cầu (apoptosis of leukemia cells) trong ống nghiệm.
Chế độ ăn có chứa chất dầu từ quả khổ qua 0,01% (cũng như 0,006% chất α-eleostearic acid từ hạt) đã được chứng minh ngăn chặn được tác hại của chất sinh ung thư đại tràng do chất azoxymethane và chất carcinogenesis trong thí nghiệm ở chuột. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Saint Louis khẳng định một chất chiết xuất từ quả khổ qua, thường được ăn và được biết đến như “karela” ở Ấn Độ, gây ra một chuỗi các phản ứng, giúp tiêu diệt các tế bào ung thư vú và ngăn ngừa không cho chúng nhân ra.
- Tác dụng tẩy giun (Antihelmintic)
Khổ qua rừng được sử dụng như một loại thuốc dân gian ở Togo (Tây Phi) để điều trị các bệnh đường tiêu hóa, và các chiết xuất đã cho thấy hoạt động trong ống nghiệm chống được loài giun tròn Caenorhabditis elegans.
- Chống sốt rét (Antimalarial)
Khổ qua rừng ở Châu Á được coi là hữu ích trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh sốt rét (malaria). Trà từ lá khổ qua rừng cũng được dùng để trị sốt rét ở Panama và Colombia. Ở Guyana, khổ qua rừng luộc và xào với tỏi và hành, món ăn phổ biến này được gọi là “corilla” được ăn để ngăn chặn bệnh sốt rét. Nghiên cứu phòng thí nghiệm đã xác nhận rằng các loài liên quan đến khổ qua rừng có tác động chống sốt rét, mặc dù các nghiên cứu này vẫn chưa được xuất bản chính thức.
- Kháng virus (Antiviral)
Ở Togo cây khổ qua rừng được sử dụng chống lại các bệnh do virus như thủy đậu (chickenpox) và sởi (measles). Các thử nghiệm in vitro với chiết xuất lá đã thể hiện hoạt tính chống lại virus herpes simplex type 1 do các hợp chất momordicins. Xét nghiệm cho thấy các hợp chất trong khổ qua rừng có thể có hiệu quả để điều trị nhiễm virus HIV. Nhưng còn nhiều rào cản để đưa chất này vào cơ thể. Như hầu hết các hợp chất cô lập từ khổ qua tác động đến HIV đều ở dạng protein hoặc lectin, các chất này không thể được hấp thụ nguyên vẹn vào đường ruột, do đó dù có ăn, uống các sản phẩm từ cây khổ qua rừng nhưng chúng không có tác dụng ngăn chặn tiến triển của virus HIV. Tuy nhiên người nhiểm HIV ăn nhiều khổ qua rừng sẽ bù đắp được những tác động tiêu cực của thuốc điều trị HIV.
- Bảo vệ tim mạch (Cardioprotective)
Các nghiên cứu ở chuột cho thấy công dụng của hạt khổ qua rừng giúp bảo vệ tim mạch bằng cách điều chỉnh hạ xuống con đường viêm NF-κB (NF-κB inflammatory pathway).
- Bệnh tiểu đường (Diabetes)
Năm 1962, Lolitkar và Rao chiết xuất từ cây khổ qua một chất, mà họ gọi là charantin có tác dụng hạ đường huyết (hypoglycaemic) trên thỏ bình thường và thỏ bệnh tiểu đường. Vào năm 1981, Visarata và Ungsurungsie thí nghiệm trên thỏ bị tiểu đường, cho thấy dịch chiết từ quả khổ qua làm tăng độ nhạy cảm của cơ chế sản sinh chất insulin. Trong năm 2007, một nghiên cứu của Bộ Y tế Philippines xác định một liều hàng ngày dùng 100 mg chất charantin trong quả khổ qua cho mỗi kg trọng lượng cơ thể tương đương với 2,5 mg / kg thuốc giảm tiểu đường glibenclamide uống hai lần mỗi ngày.
- Giảm Cân (Weight Loss)
Món ăn Trung Quốc bằng sự kết hợp giữa khoai từ-khổ qua có tác động tạo kết quả giảm cân rõ rệt cho người béo phì. Trong khoảng thời gian 23 tuần, những người ăn chế độ ăn uống có khổ qua đã giảm cân trung bình 7 kg
- Các ứng dụng khác (Other uses)
Khổ qua đã được sử dụng trong y học cổ truyền cho các bệnh khác, bao gồm cả bệnh lỵ đau bụng sốt (fevers), bỏng (burns), đau kinh nguyệt (painful menstruation) , ghẻ và các vấn đề về da khác. Nó cũng đã được sử dụng như một chất ngừa thai để tránh thai (), và để giúp sinh con
Lưu ý (Cautions)
Các hạt khổ qua có chứa chất vicine, một loại alkaloid glycoside, vì vậy có thể gây ra các triệu chứng của bệnh thiếu máu huyết tán ở những người nhạy cảm. Ngoài ra, các lớp vỏ hạt màu đỏ của hạt khổ qua được báo cáo là độc hại cho trẻ em, và khổ qua được chống chỉ định trong thời kỳ mang thai
Tác dụng thực dưỡng theo Tây
– Phòng chống ung thư: Thành phần protein và nhiều lượng vitamin C trong quả khổ qua giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, làm cho tế bào miễn dịch có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư; Nước cốt mướp đắng chứa thành phần protein tựa như hoạt chất Alkaloid, giúp tăng cường chức năng nuốt của các thực bào.
– Giảm thấp đường huyết: Nước cốt quả khổ qua tươi tươi, có tác dụng hạ đường huyết tốt, là món ăn lý tưởng cho người bệnh tiểu đường.
Cách sử dụng dây khổ qua rừng
– Dạng tươi: Dùng nấu canh, nấu lẩu hoặc xào với thịt
– Dạng khô: Đun sôi uống như trà hàng ngày hoặc sắc đặc làm thuốc với liều lượng khoảng 70 – 100g dây khổ qua khô, xắt nhỏ, rửa sạch, nấu với 1 lít nước uống trong ngày.
Công dụng của cây khổ qua rừng có thể còn rất nhiều, và đang chờ các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu. Tuy nhiên, với những công dụng tuyệt vời như trên, cũng đủ để chúng ta thêm khổ qua rừng vào danh sách những món ăn bổ ích hàng ngày.
Tổng hợp