Bạn đã biết gì về căn bệnh vàng da?
Bệnh vàng da là chứng bệnh không chỉ gặp phải ở trẻ nhỏ sơ sinh mà mọi lứa tuổi, mọi đối tượng đều có thể mắc phải bệnh này. Vậy bệnh vàng da nguyên nhân do đâu? Biểu hiện và cách điều trị khi bị mắc bệnh như thế nào? Hãy cũng vtvcantho tìm hiểu ngay bây giờ bạn nhé.
Bệnh vàng da là gì?
Vàng da hay còn gọi là “vàng mắt” hoặc “vàng củng mạc mắt”. Đây là tình trạng da và tròng trắng mắt bị xỉn vàng, gây ra bởi lượng bilirulin trong máu quá cao. Bilirubin là một hóa chất có màu vàng trong hemoglobin, các chất vận chuyển oxy trong nằm trong tế bào hồng cầu. Khi các tế bào hồng cầu bị vỡ, cơ thể tạo ra các tế bào mới để thay thế chúng. Những tế bào cũ sẽ được xử lý bởi gan. Nếu gan gặp vấn đề và không thể xử lý các tế bào hồng cầu này, bilirubin sẽ tích tụ trong cơ thể và khiến làn da của bạn có màu vàng.
Đối tượng nào dễ mắc bệnh vàng da?
Vàng da là bệnh rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên bệnh thường tự thuyên giảm và biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, bệnh vàng da cũng có thể xảy ra ở các lứa tuổi khác, nhưng đó thường là triệu chứng của một bệnh khác.
Nguyên nhân dẫn tới bệnh vàng da là gì?
Nguyên nhân làm chứng bệnh vàng da thường gặp như sau:
Bệnh vàng da tan huyết
Thiếu máu tan huyết (thiếu máu do tiêu hủy hồng cầu) có tính chất di truyền bẩm sinh, thiếu máu tan huyết mang tính tự nhiên, ngộ độc đậu tằm (tình trạng dị ứng di truyền với một loại hóa chất thấy trong đậu tằm, xảy ra tại một số vùng ở Địa Trung Hải và Iran. Các hồng cầu bị phá hủy có thể dẫn tới thiếu máu nặng và phải truyền máu), sốt rét ác tính, ảnh hưởng của thuốc, truyền sai nhóm máu.
Bệnh vàng da do tế bào gan
Viêm gan dạng vàng da do vi rút cấp tính và mãn tính, xơ gan do các loại nguyên nhân, ung thư gan, các loại thuốc: isoniazid (một loại thuốc thường dùng để chữa bệnh lao), rifampicin (kháng sinh dùng để chữa nhiều loại bệnh nhiễm đặc biệt là bệnh lao), indomethacin (một loại thuốc giảm đau cũng có tính giảm viêm dùng chữa trị các tình trạng viêm khớp), thương nhĩ tử, hoàng dược tử…
Bệnh vàng da do bị tắc nghẽn
Sỏi toàn ống dẫn mật, ung thư ống dẫn mật, ung thư túi mật mang tính nguyên phát, ung thư tuyến tụy, viêm tụy cấp tính và mãn tính, tích tụ dịch mật trong gan (viêm gan do tích tụ dịch mật, xơ gan do dịch mật mang tính nguyên phát, vàng da do thuốc, vàng da do kết tụ dịch mật trong thời kỳ mang thai, bệnh sán lá gan nhỏ (một bệnh do sự có mặt của sán lá clonorchis sinensis trong ống mật. Sự nhiễm loại vi trùng này thường xuất hiện ở Viễn Đông do ăn thức ăn không chín, ướp muối hoặc cá mắm có chứa ấu trùng của ký sinh trùng. Các triệu chứng gồm có sốt, đau bụng, tiêu chảy, lớn gan, ăn không ngon, gầy yếu và trong các trường hợp bị quá lâu có thể gây xơ gan và vàng da. Bệnh này thường rất khó điều trị mặc dù chloroquin diphosphat tỏ ra có hiệu lực trong vài trường hợp), vàng da không tan huyết bẩm sinh (bệnh thiếu chức năng chuyển hóa bilirubin).
Bệnh vàng da có thể có những biến chứng gì?
Nếu bilirubin tăng quá cao có thể thấm vào não trẻ gây ra vàng nhân não. Khi bilirubin thấm vào nhân não sẽ gây ra những rối loạn nặng nề với những triệu chứng như co giật, tăng trương lực cơ. Vàng da nhân có thể dẫn đến bại não và suy giảm trí tuệ.
Ngưỡng bilirubin gây vàng da nhân não thay đổi tùy theo ngày tuổi và sức khỏe của trẻ. Trẻ đủ tháng khỏe mạnh có thể chịu được ngưỡng bilirubin máu tăng cao mà chưa bị vàng da nhân nhưng với những trẻ đẻ non và trẻ có bệnh lý sau sinh thì ngưỡng chịu đựng thấp hơn so với trẻ khỏe.
Điều trị bệnh vàng da như thế nào?
Nói chung, phải điều trị theo nguyên nhân gây bệnh nhưng phần lớn vàng da do tắc nghẽn đường dẫn mật thì điều trị bằng ngoại khoa; còn vàng da do các nguyên nhân khác thì chủ yếu điều trị bằng nội khoa.
Nếu bị chứng vàng da, đặc biệt phải tránh những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ. Vì khi gan yếu đi, chức năng gan giảm, gan sẽ không có khả năng tiêu hóa dầu mỡ. Tuy nhiên, tránh ăn những thực phẩm nhiều giàu mỡ là chưa đủ mà còn cần phải ăn đúng loại thực phẩm để chữa vàng da.
Bên cạnh việc cân bằng chế độ dinh dưỡng, các bạn cũng cần nhanh chóng đi khám bác sĩ chuyên khoa để xác định được chính xác tình trạng bệnh vàng da của mình, tránh chủ quan làm bệnh thêm nặng nhé.
Xem thêm