Bạn biết gì về bệnh ung thư xương ở trẻ em?
Bệnh ung thư xương ở trẻ em là căn bệnh rất nguy hiểm, khó điều trị và khả năng tử vong cao. Chính vì vậy, việc biết rõ các nguyên nhân gây bệnh và dấu hiệu nhận biết bệnh là vô cùng cần thiết. Hãy cùng vtvcantho tìm hiểu ngay nhé.
Bệnh ung thư xương ở trẻ em là gì?
Sarcoma xương là loại ung thư xương thường gặp nhất, chiếm khoảng 5% tổng số ca ung thư ở trẻ em, thường gặp chủ yếu ở trẻ nam (với tỷ lệ cao gấp đôi so với trẻ nữ). 80% các ca ung thư xương ở trẻ em gặp ở gần khớp gối hoặc khớp vai, lứa tuổi thường gặp nhấ là thiếu niên và thanh niên từ 13 – 25 tuổi. Cho đến nay, nguyên nhân gây ra căn bệnh này vẫn còn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, một số bệnh lý di truyền do sai lệch gene như hội chứng Lififraumein, bệnh u nguyên bào võng mạc mắt hoặc tình trạng phơi nhiễm, tiếp xúc với tia phóng xạ trong thời gian dài,… là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư xương ở trẻ em.
Nguyên nhân bệnh ung thư xương ở trẻ em
Ung thư xương xảy ra phổ biến ở những trẻ thiếu niên, rất hiếm gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và chủ yếu gặp ở trẻ nam nhiều hơn so với trẻ nữ. Ung thư xương là một loại ung thư phát sinh từ xương, thường xuất phát từ đầu dưới xương – nơi tổ chức xương mới hình thành khi trẻ em phát triển. Mọi xương trong cơ thể đều có thể bị ung thư xương nhưng vị trí phổ biến nhất là ở tay và chân, đặc biệt là quanh khớp gối.
Như hầu hết các loại ung thư khác, nguyên nhân của bệnh ung thư xương đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Những trẻ em bị u nguyên bào võng mạc di truyền có nguy cơ mắc ung thư xương cao hơn so với bình thường. Những trẻ em được điều trị bằng tia xạ và hóa chất trước đây cũng có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư xương. Những người từng bị chấn thương hoặc tổn thương xương mãn tính cũng có thể phát triển một khối u ác tính trong xương – bệnh ung thư xương.
Triệu chứng của bệnh ung thư xương ở trẻ em
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ung thư xương ở trẻ em không rõ ràng, thường bị nhầm lẫn sang dấu hiệu của tuổi dậy thì hoặc tình trạng chấn thương, bong gân thông thường. Đau ở xương chính là triệu chứng của bệnh ung thư xương phổ biến nhất, lúc đầu không liên tục, sau đó dần đau nặng hơn và đau liên tục kéo dài. Đôi khi, người bệnh có triệu chứng sưng đau và nóng đỏ ở khu vực xương có khối u.
Chuẩn đoán và điều trị bệnh ung thư xương ở trẻ em
Một số kỹ thuật dùng để chẩn đoán bệnh ung thư xương ở trẻ em là: chụp x-quang khu vực khối u sưng, đau, x-quang phổi để kiểm tra ung thư xương có di căn phổi hay không. Sau đó, người bệnh có thể được chỉ định CT scan hoặc chụp cộng hưởng từ MRI để xác định vị trí, kích thước và tính chất của khối u xương như tình trạng xâm lấn cơ quan lân cận hay chỉ phát triển trong tủy xương. Cuối cùng, bệnh nhân có thể được mổ sinh thiết để xác định mô bệnh học của khối u xương nếu cần thiết.
Có nhiều phương pháp để điều trị bệnh ung thư xương ở trẻ em, ví dụ như phẫu thuật đoạn chi có ung thư, hóa trị sử dụng các loại thuốc tiêm truyền để ngăn ngừa và điều trị tổn thương di căn xa (phổi, màng phổi),… Có khoảng 20% trẻ em ung thư xương thuộc nhóm ác tính cao và vẫn có khả năng di căn sang phổi kể cả khi đã phẫu thuật đoạn chi. Kết quả điều trị thường là có khoảng 60 – 80% trẻ em có thể sống thêm 5 năm đối với khối u xương phát triển tại chỗ, chưa có di căn xa.
Hiện nay, việc điều trị bệnh ung thư xương ở trẻ em đã có nhiều tiến bộ. Phương pháp hóa trị thực hiện trước phẫu thuật để ngăn ngừa và tiêu diệt những tế bào ung thư xương có khả năng di căn âm thầm. Phẫu thuật có thể áp dụng phương pháp bảo tồn chi bằng cách chỉ cắt nạo khối u và ghép xương, kết hợp với hóa trị trước và sau khi mổ. Ở những trẻ không may phải phẫu thuật đoạn chi nhưng được chữa khỏi thì cũng có thể lắp tay, chân giả để có được cuộc sống sinh hoạt bình thường.
Nếu phát hiện những dấu hiệu của bệnh ung thư xương ở trẻ em được đề cập trên đây, bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám, chữa bệnh kịp thời.
Xem thêm