bệnh rota ở trẻ em – bệnh tiêu chảy cấp cha mẹ cần biết

Tiêu chảy cấp do virus Rota, hay còn gọi là nhiễm trùng ruột do virus Rota, là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh rota ở trẻ em. Virus Rota – một chủng virus dạng vòng – là “thủ phạm” của hầu hết tình trạng nhiễm trùng đường ruột ở trẻ dưới 5 tuổi.

Triệu chứng của bệnh rota ở trẻ em 

Các triệu chứng của tiêu chảy cấp do virus Rota chỉ xuất hiện sau khi trẻ bị nhiễm virus từ 1 đến 3 ngày.

Nôn mửa là dấu hiệu đầu tiên của tiêu chảy cấp. Sau đó, trẻ sẽ bị tiêu chảy và sốt. Đa số bệnh nhi nhiễm virus Rota đều mất một lượng lớn nước so với cơ thể các bé. Tiêu chảy nặng nhất kéo dài trong 4 đến 8 ngày nhưng các đợt tiêu chảy vẫn có thể trở lại ngay khi trẻ thấy đỡ hơn. Ở một số trẻ, tình trạng này có thể kéo dài đến vài tuần.

Tiêu chảy, đặc biệt là cùng lúc với nôn mửa, sẽ dẫn đến mất nước nhanh chóng ở bệnh nhi. Vì vậy, bạn cần phải theo dõi kỹ càng dấu hiệu mất nước của trẻ và liên tục bổ sung nước cùng sữa.

Một số các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bệnh rota ở trẻ em

Nguyên nhân của bệnh rota ở trẻ em

Virus Rota theo phân ra môi trường bên ngoài. Khi trẻ không rửa tay sạch trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh và tiếp xúc với trẻ khác, virus sẽ nhiễm vào trẻ đó qua đường miệng (khi trẻ ngậm tay hoặc ngậm các đồ vật). Các bảo mẫu hoặc người chăm sóc bé cũng có thể lan truyền virus nếu không rửa tay sạch sau khi thay tã.

Virus Rota có thể sống vài ngày trên các bề mặt cứng và khô ráo và vài tiếng đồng hồ trên tay người. Bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota có khả năng lây nhiễm cao.

Lây nhiễm bệnh rota ở trẻ em

Virus rota lây qua đường phân-miệng, qua tiếp xúc với tay hoặc các bề mặt và vật thể bị nhiễm virus rota và cũng có thể qua đường hô hấp. Phân của một bệnh nhân có thể chứa tới 10 nghìn tỷ hạt mang bệnh trong một gam và chỉ cần chừng 10 đến 100 trong số đó là đủ để lây nhiễm bệnh sang người khác.

Virus rota tồn tại bền vững trong môi trường thông thường và đã được tìm thấy trong các mẫu nước sông ở mức độ chừng 1 đến 5 hạt mang bệnh trong mỗi gallon. Các biện pháp vệ sinh thông dụng để tiêu diệt vi khuẩn và ký sinh trùng thường không hiệu quả trong việc kiểm soát virus rota, điều này suy từ số liệu về các vụ nhiễm virus rota không khác biệt nhiều giữa những quốc gia có tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ cao và thấp.

Nguy cơ mắc bệnh rota ở trẻ em

Trẻ từ 6 đến 24 tháng có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy do virus Rota nghiêm trọng cao hơn trẻ khác. Bệnh có thể xuất hiện ở trẻ ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Tuy nhiên trẻ bị tiêu chảy cấp do virus Rota ở các nước đang và kém phát triển lại có nguy cơ tử vong cao hơn do khó khăn về cơ sở vật chất và hỗ trợ y tế. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc tiêu chảy cấp do virus Rota bao gồm:

  • Trẻ sinh ra với cân nặng thấp, hệ miễn dịch yếu;
  • Cho trẻ uống sữa công thức thay vì cho bú sữa mẹ;
  • Cho trẻ đến nhà giữ trẻ và người chăm sóc trẻ còn ít tuổi hoặc thiếu kinh nghiệm.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị bệnh rota ở trẻ em

Bệnh rota do virus tiêu chảy cấp gây ra cho trẻ em

Tiêu chảy cấp do virus Rota được chẩn đoán thông qua kết quả khám lâm sàng và xét nghiệm phân. Bác sĩ sẽ quan sát triệu chứng của trẻ và hỏi bạn về thông tin sức khỏe cũng như thời gian và độ nặng của triệu chứng tiêu chảy của bé. Sau đó, bác sĩ sẽ thu thập mẫu phân để xét nghiệm xem có dấu hiệu nhiễm virus hay không để chẩn đoán.

Việc điều trị tiêu chảy cấp do virus Rota chủ yếu là hỗ trợ cho trẻ tự đề kháng virus, bao gồm:

  • Tăng lượng nước uống và cung cấp đủ dinh dưỡng. Dung dịch Oresol tránh mất nước và trị tiêu chảy có thể được dùng dưới hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài hơn 2 hoặc 3 ngày;
  • Không nên cho trẻ uống nước uống có cồn hoặc có ga;
  • Nên tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ,
  • Trẻ sơ sinh và trẻ lớn hơn có thể bắt đầu ăn những thức ăn cứng khi có thể.

Nếu tình trạng của trẻ không dược cải thiện, trẻ cần phải được nhập viện để theo dõi.

Hi vọng rằng những thông tin chia sẻ về bệnh rota ở trẻ em trên đây sẽ hữu ích đối với bạn đọc.

Xem thêm

Cảnh báo về bệnh uốn ván ở trẻ em