Nguyên nhân và cách điều trị bệnh sa mắt

Bạn có thể cảm thấy ngày càng khó mở mắt, hoặc mỏi mắt và đau nhức lông mày do phải cố gắng nhướng mí mắt, hoặc thấy mệt mỏi khi đọc. Trong những trường hợp nặng, bạn phải nghiêng đầu ra sau để có thể nhìn thấy từ dưới mí mắt. Gia đình và bạn bè của bạn cũng có thể nhận thấy bạn thường xuyên có vẻ ‘mệt mỏi’. Đây chính là biểu hiện của bệnh sa mắt. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới bệnh và cách điều trị bệnh sa mắt như thế nào? Các bạn cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân bệnh sa mắt

Sa mắt có thể do bẩm sinh hoặc xuất hiện sau đó trong cuộc sống (tập nhiễm hay mắc phải).

Sa mắt bẩm sinh thường là do sự phát triển không bình thường của cơ nâng có vai trò nâng mí mắt trên lên.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sa mắt tập nhiễm. Trong số đó, nguyên nhân phổ biến nhất là sự chùng giãn của cơ nâng do lão hóa. Tình trạng này được gọi là aponeurotic ptosis (sụp mi do thần kinh).

Loại sa mắt này cũng hay xảy ra sau khi phẫu thuật mắt hoặc sau một thời gian đeo kính sát tròng. Các nguyên nhân khác gây sa mắt bao gồm liệt dây thần kinh sọ thứ ba và các rối loạn thần kinh cơ như nhược cơ và loạn dưỡng cơ.

Điều trị bệnh sa mắt

Phương pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây sa mắt. Sụp mi thần kinh thường được điều trị bằng phẫu thuật.

Phẫu thuật thường được thực hiện dưới sự gây tê tại chỗ. Mục đích chính của việc phẫu thuật là nâng mí mắt trên lên để cải thiện tầm nhìn. Đồng thời, bác sĩ phẫu thuật cũng cố gắng điều chỉnh hai mắt cho cân đối. Kết quả có thể đạt được từ tốt đến xuất sắc mặc dù không phải lúc nào hai mắt cũng đối xứng hoàn hảo.

Sa mắt bẩm sinh khác với sa mắt tập nhiễm ở chỗ bác sĩ phẫu thuật phải xử lý một cơ bất thường. Khi phẫu thuật trên cơ bất thường, không phải lúc nào cũng có thể đạt được sự đối xứng hoàn hảo về vị trí và chức năng của hai mí sau khi phẫu thuật. Bệnh nhân bị sa mắt bẩm sinh vẫn có thể bị xệ mí khi nhìn lên và tròng trắng của mắt (củng mạc) vẫn lộ rõ khi nhìn xuống. Khi ngủ mí mắt có thể không khép lại hoàn toàn.

Sa mắt bẩm sinh thường được điều trị từ khi còn nhỏ nếu bệnh nặng và tầm nhìn bị che khuất. Nếu nhẹ, bệnh có thể được điều trị trong giai đoạn cuối của thời thơ ấu hoặc khi vừa trưởng thành.

Xem thêm

Nguyên nhân nào dẫn tới chứng ngáy ở trẻ em