Chia sẻ cách dùng cây huyết dụ chữa bệnh trĩ

Cây huyết dụ chữa bệnh trĩ là một trong những công dụng tuyệt vời của cây huyết dụ. Ngay sau đây, bài viết sẽ chia sẻ với các bạn bí quyết dùng cây huyết dụ chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất.

Tác dụng của cây huyết dụ

Huyết dụ là loại thực vật có tên khoa học là Folium Cordyline, thuộc họ Huyết dụ (Dracaenaceae), phố biến ở nơi có khí hậu nhiệt đới, còn được gọi là thiết dụ, huyết dụ lá đỏ,…thường được trồng làm cảnh hoặc làm thuốc chữa bệnh.

Cây huyết dụ mọc thành chùm, thân mảnh, lá hình mác, hoa nhỏ màu tím hoặc đỏ nhạt mọc từ nách lá, quả đỏ hình cầu. Huyết dụ có hai loại, được phân biệt bởi 2 mặt lá, một loại lá đỏ 2 mặt, loại còn lại 1 mặt đỏ 1 mặt xanh.

Đông y cho rằng huyết dụ có vị nhạt, hơi đăng đắng, tính mát, có tác dụng bổ huyết, vừa giúp lưu thông máu vừa cầm máu hiệu quả, ngoài ra huyết dụ còn có tác dụng giảm đau nên thường dùng trong các trường hợp đau nhức xương khớp, thổ huyết, kiết lỵ, trĩ chảy máu, rong kinh…Tuy nhiên, phụ nữ bị rong kinh, băng huyết hoặc sau khi sinh con mà còn sót nhau thì không được dùng huyết dụ.

Chia sẻ cách dùng cây huyết dụ chữa bệnh trĩ

Mặc dù nói cây huyết dụ chữa bệnh trĩ nhưng thật ra, chúng chỉ có thể chữa trĩ nội và trĩ đại tiện ra máu. Đối với các trường hợp khác bạn có thể tham khảo nguồn dược liệu hữu ích khác.

  • Bài thuốc chữa bệnh trĩ nội

Thành phần: 40g lá huyết dụ tươi, 20g lá bỏng, 20g lá băn (xích đồng nam).

Thực hiện: Đem các vị thuốc rửa sạch, cho vào ấm sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang, ngày uống 3 lần có tác dụng chữa bệnh trĩ nội, lở loét cùng hậu môn rất tốt.

  • Bài thuốc chữa bệnh trĩ đại tiện ra máu

Thành phần: 20g lá huyết dụ tươi

Thực hiện: Đem lá huyết dụ rửa sạch, cho vào ấm sắc với 2 chén nước cho còn lại 1 chén rồi chia làm 2 lần uống hết trong ngày. Uống liên tục nhiều ngày sẽ cầm máu nhanh chóng, giúp người bệnh đi đại tiện dễ dàng hơn.