Cây Vạn Lộc thủy sinh cần lưu ý gì khi trồng và chăm sóc?

Cây Vạn Lộc là loại cây cảnh dễ sống nên có thể được trồng trong chậu đất hoặc trồng thủy sinh đều được. Đối với mỗi cách trồng khác nhau thì cần đảm bảo điều kiện sinh trưởng phù hợp với cây. Sau đây là một số lưu ý khi trồng cây Vạn Lộc thủy sinh mà bạn cần biết

Cây Vạn Lộc thủy sinh cần lưu ý gì khi trồng và chăm sóc?

Công dụng của cây

  • Là cây cảnh nội thất, trang trí trong nhà, cơ quan, bàn làm việc
  • Dùng làm quà tặng tân gia, khai trương, thăng chức, tết
  • Tác dụng lọc lọc sạch không khí, hấp thụ chất hữu cơ dễ bay hơi gây bệnh cho con người, giảm bớt khói bụi

Ưu điểm của trồng cây thủy sinh

Đối với dân văn phòng, hoặc những người muốn đặt cây cảnh trên bàn làm việc, tủ, kệ trong nhà, việc trồng cây thủy sinh có thể giúp người trồng linh hoạt trong việc đặt cây cảnh, dễ chăm sóc, tạo cảnh quan sang trọng hơn cho chậu cây. Đồng thời, việc vệ sinh chậu cây cũng dễ dàng hơn, do không bị vương vãi đất cát khắp nơi.

Cây Vạn Lộc thủy sinh cần lưu ý gì khi trồng và chăm sóc?

Cây Vạn Lộc thủy sinh sẽ giúp cân bằng các yếu tố trong Ngũ hành. Lá cây thuộc hành Hỏa (màu đỏ, hồng), thân cây nằm ở hành Mộc, trồng thủy sinh sẽ gia tăng yếu tố hành Thủy. Nếu người trồng thuộc các mệnh trên thì có thể trồng cây mà không sợ kiêng kỵ gì.

Cách trồng và chăm sóc cây

Trồng cây

Đầu tiên, bạn nên lựa chọn chậu/bình trồng cây thích hợp. Lời khuyên đưa ra là chọn chậu cây bằng thủy tinh trong suốt để dễ dàng quan sát bộ rễ bên trong. Có thể biến tấu bằng cách trồng cây trong ly thủy tinh, vỏ bóng đèn dây tóc hoặc chai nhựa kiểu đều được.

Cây Vạn Lộc thủy sinh cần lưu ý gì khi trồng và chăm sóc?

Để cố định bộ rễ không bị trồi lên trên mặt nước và giữ vững cây đứng thẳng, bạn nên có thêm giỏ cây nhựa hoặc một vài viên sỏi. Người ta thường sử dụng sỏi trắng, sỏi màu hoặc viên bi màu hơn giỏ nhựa vì vừa có thể trang trí cho chậu thêm bắt mắt, sinh động.

Trước khi trồng cây vào chậu, người trồng cần nhẹ nhàng tách cây ra khỏi đất trồng cũ, cẩn thận tránh làm đứt hay giập nát rễ. Dùng nước sạch rửa bộ rễ cho đến khi không còn bám đất hay bất kỳ thứ gì khác.

Cho nước sạch vào chậu trồng, thêm một lượng dung dịch dinh dưỡng phù hợp và đặt cây vào.

Thay nước

Cây thủy sinh cần thay nước định kỳ 1 lần/tuần đối với mùa hè. Mùa đông bạn có thể để 10 ngày rồi thay vẫn được.

Nước dùng để thay nên là nước sạch hoàn toàn, không mặn, không phèn, không axit. Nếu sử dụng nước máy, hãy thao tác bằng cách để nước qua đêm hoặc mang ra phơi nắng cho bay hết clo rồi hẵng sử dụng để thay nước.

Trong quá trình thay nước, bạn nên rửa sạch bộ rễ lại một lần, cắt bỏ rễ hư, thối nhũn và lau bề mặt trong ngoài của chậu trồng. Đồng thời cũng bổ sung thêm dung dịch dinh dưỡng cho cây đủ điều kiện sinh trưởng và phát triển.

Cây Vạn Lộc thủy sinh cần lưu ý gì khi trồng và chăm sóc?

Cung cấp ánh nắng

Cây Vạn Lộc trồng trong nước dễ hay bị thối ở cuống lá sau một thời gian trồng nếu ta đặt ở nơi ít ánh sáng và không được hứng nắng thường xuyên. Với trường hợp này, hãy cắt bỏ lá thối, dùng vòi nước rửa sạch toàn bộ cây, rửa bình và thay nước cho cây. Điều quan trọng nhất, 1 tuần phải đem cây ra phơi nắng nhẹ 1 lần vào lúc sáng sớm, phơi trong vòng khoảng 2-3 tiếng để cây có màu sắc lá đẹp hơn.

Để biết thêm thông tin chi tiết về điều kiện sinh trưởng thiết yếu mà cây cần có, hãy tham khảo thêm bài viết này.