Những dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ở nữ giới
Bệnh trĩ rất phổ biến và đang ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở phụ nữ. Vậy bạn đã nắm rõ được những dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ở nữ giới chưa? Nguyên nhân dẫn tới bệnh này do đâu? Và phải điều trị khắc phục ra sao? Hãy cùng vtvcantho tìm kiếm câu trả lời nhé.
Bệnh trĩ ở nữ giới là gì?
Bệnh trĩ ở nữ giới còn được mọi người hay gọi nôm na là bệnh lòi dom. Xảy ra do sự căng giãn quá mức của các tĩnh mạch hậu môn trực tràng. Vì phải chịu áp lực quá nhiều nên làm máu không lưu thông được. Tình trạng này kéo dài và không được thay đổi thói quen sẽ hình thành nên các búi trĩ. Bệnh trĩ bao gồm 2 loại là trĩ ngoại và trĩ nội.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở nữ giới
Do cấu tạo cơ thể
Nữ giới khác nam giới ở vùng chậu có ổ tử cung dễ gây chèn ép trực tràng làm cho trực tràng ngả về phía sau, dễ gây táo bón. Táo bón lâu ngày dẫn đến bệnh trĩ.
Trong thời kỳ kinh nguyệt
Hiện tượng mất máu trong thời kỳ kinh nguyệt khiến nữ giới mệt mỏi, da xanh xao, cơ thể yếu, …. Bạn sẽ cảm thấy quá trình đi đại tiện trở nên khó khăn hơn do lượng máu mất trong thời kỳ kinh nguyệt đi làm cho phân bị khô, dễ bị táo bón, xước hậu môn gây ra bệnh trĩ.
Môi trường sống
Khả năng chịu đựng của nữ giới là thấp hơn nam giới. Môi trường sống thay đổi, áp lực công việc, căng thẳng, stress, mất ngủ ( cách chữa bệnh mất ngủ ), đứng hay ngồi quá lâu…cũng là những nguyên nhân khiến nữ giới mắc bệnh trĩ.
Thời kỳ mang thai và sinh em bé
Vì sao phụ nữ thời kỳ mang thai và sinh em bé tỷ lệ mắc bệnh trĩ lại cao hơn là vì:
+ Trong thời kỳ mang thai, thai nhi ngày một lớn dần đồng nghĩa với bộ phận trực tràng chịu một lực lớn từ ổ bụng, làm cản trở quá trình lưu thông tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng dẫn đến trĩ.
+ Khi bụng càng to ra thì chị em thường lười vận động, đứng ngồi một chỗ vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi nên thường dẫn đến phân khô, khó khăn khi đi đại tiện, nguy cơ dẫn đến trĩ.
+ Đối với những chị em đã có những biểu hiện của bệnh trĩ, trong thời kỳ mang thai không khắc phục và chữa trị thì khi sinh em bé bằng phương pháp đẻ thông thường sẽ rất dễ bị sa búi trĩ ra ngoài gây ra trĩ ngoại ở nữ giới, lúc này có thể phải thực hiện ca tiểu phẫu trĩ để không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Vệ sinh không đúng cách
Chị em thường có thói quen sau khi đi đại tiện là dùng giấy vệ sinh, lúc này các chất thải không đi hết, đọng lại quanh hậu môn gây viêm nhiễm, ngứa ngáy vùng hậu môn là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.
Quan hệ tình dục
Quan hệ tình dục qua hậu môn cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ.
Ăn nhiều đồ gia vị và ít thực phẩm chứa chất xơ
Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ở nữ giới
– Ban đầu khi mới phát bệnh, dấu hiệu bệnh trĩ ở nữ giới sẽ là đi ngoài ra máu, chị em sẽ thấy có một chút máu lẫn trong phân hoặc dính trên giấy vệ sinh. Thông thường đối với nữ giới trong những ngày kinh nguyệt máu kinh ra nhiều thì khi đi vệ sinh kể cả đại tiện và tiểu tiện sẽ có hiện tượng ra máu. Tuy nhiên, nếu bị bệnh trĩ thì hiện tượng đi ngoài ra máu sẽ xảy ra kể cả những ngày thường không phải trong chu kỳ kinh nguyệt. Càng về sau máu càng ra nhiều hơn thậm chí có thể chảy thành từng giọt lớn hoặc chảy thành từng tia.
– Đi ngoài ra máu khiến chị em mệt mỏi, cơ thể suy nhược, da dẻ xanh xao, thiếu sức sống, sức khỏe giảm sút một cách đáng kể.
– Thêm vào đó, chị em còn có cảm giác đau và ngứa ở vùng hậu môn nhất là sau mỗi lần đi đại tiện. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt, cản trở công việc và làm giảm chất lượng cuộc sống của chị em.
– Khi bệnh trĩ ở nữ giới đã trở nên nghiêm trọng sẽ bắt đầu hình thành búi trĩ, nữ giới sẽ thấy mỗi lần đi đại tiện sẽ có một vật thể lạ từ trong hậu môn cứ thò ra lại tự động thụt vào. Sau một thời gian nó không thể tự thụt vào nữa mà chị em phải lấy tay đẩy nó vào.
– Tình trạng sa búi trĩ có thể khiến máu chảy ra càng ngày càng nhiều, chị em dễ bị tụt hút huyết áp, choáng, ngất, thậm chí nhiều trường hợp cần phải được cấp cứu kịp thời nếu không có thể sẽ ảnh hưởng đến tính mạng do mất máu quá nhiều.
– Ngoài những dấu hiệu trên, khi bị bệnh trĩ, chị em còn có cảm giác ẩm ướt ở vùng hậu môn, đặc biệt là cảm giác đau rát mỗi khi hoạt động hay vô tình tác động lực vào vùng hậu môn. Không những thế vùng da xung quanh hậu môn có thể bị sưng tấy, thậm chí mưng mủ do búi trĩ thò ra thụt vào mỗi lần đi đại tiện gây ra.
Để phòng tránh bệnh trĩ ở nữ giới không hề khó, bạn chỉ cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp nhiều chất xơ, uống nhiều nước, tập luyện thể dục đều đặn là có thể tránh xa căn bệnh này nhé. Chúc sức khỏe các bạn!
Xem thêm