Cách trồng cây vạn niên thanh trong nhà
Trồng cây vạn niên thanh trong nhà vừa giúp làm cảnh, vừa giúp tạo không khí trong lành hơn trong không gian sống. Còn điều gì tuyệt vời hơn đúng không nào? Vậy thì ngay bây giờ chúng ta sẽ cùng bắt tay vào cách trồng cây vạn niên thanh trong nhà nhé.
Cây vạn niên thanh cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, là loài cây chịu bóng bán phần, nhu cầu nước cao thích hợp làm cây trồng trong nhà. Dùng làm cây nội thất, cây xanh văn phòng, mang lại sự sảng khoái và hưng phấn cho người lao động, tăng khả năng sáng tạo và tích cực trong công việc. Cây vạn niên thanh hoa có thể sống lâu năm xanh tốt, mùa đông lá không héo úa nên được coi là loài cây cát tường, sử dụng rộng rãi.
Người chơi cây dùng cây này trong ngày lễ tết là ngụ ý sung túc tốt đẹp, trong việc hôn nhân là cầu chúc như ý, trong lễ mùng thọ là để chúc sống lâu. Cây vạn niên thanh thường đặt để tạo sơn, hóa giải sát khí hoặc thúc đẩy, kích hoạt sao Tứ Lục – chủ về khoa cử.
Để biết cụ thể hơn ý nghĩa của loài cây này, bạn có thể xem thêm tại: Cây vạn niên thanh – ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc đơn giản hiệu quả
Cách trồng cây vạn niên thanh
Đối với loại cây thân leo bạn nên cắm một cây trụ để dây leo lên nếu trồng trong chậu to, đứng.
Chọn đất:
Đập đất nhỏ, tơi xốp, yêu cầu đường kính hạt đất nhỏ hơn 5mm phải chiếm khoảng 70%. Thành phần đất gồm có 1/5 trấu + 2/5 đất + 1/5 xơ dừa + 1/5 phân ủ sẵn. Khi trộn đất, bạn nên trộn cùng với phân lót (thường sử dụng là phân lân hoặc phân Vi sinh) với lượng 100g cho 10 kg đất.
Đất được đưa vào đáy chậu với chiều cao bằng khoảng chiều cao của chậu trừ đi chiều cao của bầu cây + (5cm – 7cm). Khi trồng, bạn nên cho đất cao hơn bầu cây từ 1cm – 2cm và giữ mặt đất trong chậu thấp hơn miệng chậu 3cm – 5 cm và khi trồng xong cần tưới nước ngay.
Khoảng 2 năm nên thay đất cho chậu một lần, có thể kết hợp loại bỏ luôn những thân cây trụi lá để cây ra chồi non mới.
Chọn mua cây:
Chọn những cây đủ điều kiện về sinh học như: sinh trưởng, phát triển tốt, cây không bị sâu bệnh hoặc sâu bọ, nấm rầy phá hoại, cây không gẫy thân, lá hoặc cành nhánh và có màu sắc đặc trưng.
Cách chăm sóc
Nước: Tưới nước có độ ấm bằng nhiệt độ phòng. Mùa xuân, mùa hè cần phải tưới nhiều nước hơn, đất quá khô quá ẩm đều xuất hiện đốm trên lá. Cần phun đều nước trên mặt lá.
Bón phân: Trong thời kỳ sinh trưởng, cần bón phân đạm để cây nhanh lớn. Cây đã trưởng thành hạn chế bón phân để giữ cho hình dáng cây ổn định.
Đất: Phải tơi xốp, dùng đất trồng bình thường, khoảng 2 năm đảo chậu một lần, đồng thời loại bỏ những thân cây trụi lá để thúc đẩy ra chồi non. Phải luôn giữ độ ẩm cho đất.
Thường xuyên làm sạch lá, nhất là mặt dưới để tránh sự tấn công của sâu bọ. Để cây sinh trưởng, cần giữ ở nhiệt độ dưới 25 độ C.
vuontuongdanang.com