Cách trồng cây mật gấu tại nhà đơn giản nhất
Cây mât gấu là một trong những cây thuốc Nam hữu dụng, dùng để hỗ trợ cho sức khỏe con người. Do đó, nhiều người đã tìm cách trồng cây mật gấu ngay tại nhà. Phổ biến nhất vẫn là cách giâm cành, nhưng nếu bạn thắc mắc giâm cành thế nào là đúng thì bài viết Cách trồng cây mật gấu tại nhà đơn giản nhất này sẽ giải đáp cho bạn.
Cây mật gấu có thích hợp trồng tại nhà không?
Một cây mật gấu thông thường cao khoảng 4-6m. Lá mật gấu dạng kép, hình giống lông chim sẻ, mọc so le nhau và dài tầm 20-40cm. Đầu lá nhọn, mép lá cũng có nhiều răng nhọn. Ngọn thân mật gấu nhiều cụm ho, hoa màu vàng nhạt. Quả mật gấu hình trái xoan, nhiều thịt, đường kính tầm 1cm. Núm nhọn ở quả khi chín ngả dần sang xanh nâu rồi nâu. Mùa hoa kéo dài từ tháng 2 đến tháng 4, đơm trái vào hai tháng 5 và 6 tiếp theo. Nhìn chung, đặc điểm của cây mật gấu không quá to, thích hợp trồng tại nhà. Đặc biệt, cây ngoài giá trị kinh tế thì còn có thể dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh cho các thành viên trong gia đình.
Cách trồng cây mật gấu tại nhà đơn giản nhất
- Bước 1: Chuẩn bị cây giống
Trước hết phải lựa chọn được những cây mật gấu khỏe mạnh, có chất lượng tốt, không bị sâu bệnh để cắt thành các hom giống để cây có thể phát triển tốt.
- Bước 2: Chuẩn bị vườn ươm giâm hom
Mọi người biết rằng cây mật gấu rất dễ thích nghi với môi trường sống, dù ở điều kiện nào nó cũng có thể sinh sôi và nảy nở. Tuy nhiên, để thảo dược mật gấu phát triển nhanh và cho năng suất cao chúng ta phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về đất trồng, điều kiện ánh sáng, dinh dưỡng cho cây… như sau:
– Cây mật gấu có thể trồng quanh năm, tốt nhất là vào đầu mùa mưa. Nên trồng trên đất thịt, đất bùn và thoát nước tốt, không trồng được đất phèn, đất mặn.
– Cây mật gấu vốn ưa ẩm nên thích hợp trồng ở những vùng đất có điều kiện tốt về độ ẩm, nhưng cũng cần phải đảm bảo là khu đất đó có thế độ thoát úng tốt vì cây mật gấu sẽ không thể sống sót khi bị ngập nước.
– Nơi giâm, om cành cũng cần thông thoát, mát mẻ, đủ ánh sáng.
Đất tại vườn ươm, giâm cành cũng mang tính chất tương đồng với vùng đất gốc của cây mật gấu, hoặc là đất sạch, đầy đủ dinh dưỡng. Đất phải có chứa nhiều chất hữu cơ, thoáng khí và thấm nước tốt, phải giữ nước và phân tốt, kết cấu hạt đất đạt yêu cầu, nồng độ acid trong đất phải phù hợp, không có trứng côn trùng và vi khuẩn gây bệnh.
- Bước 3: Tiến hành cắt cành, ươm trồng
– Sử dụng kéo sắc cắt bỏ chồi phía trên của cành. Chọn những chồi khỏe, trưởng thành mà không quá già. Dùng kéo cắt cành ở một góc 30 độ. Tốt nhất, nên cắt khoảng 1 – 2cm cách nách lá vì rễ có xu hướng phát triển nhanh nhất ở vị trí này.
– Khả năng mọc rễ của cành giâm cao hay thấp còn phụ thuộc vào độ tuổi của cây. Cây có tuổi càng lớn thì cành giâm càng khó mọc rễ. Thông thường, cành của cây 1 – 2 tuổi dễ mọc rễ hơn so với những cây lâu năm, cành non dễ mọc rễ hơn cành cứng.
– Thời điểm thích hợp để cắt cành là vào thời gian buổi chiều, sáng, trời mưa nhẹ, khi thời tiết mát mẻ. Cành sau khi cắt có chiều dài khoảng từ 5 – 7cm, có từ 1 – 2 lá (hoặc không có lá).
– Sau khi cắt cành xong thì tưới nước hay ngâm thẳng cành vào nước và lấy ra giâm thẳng xuống vườn ươm đã chuẩn bị sẵn trước đó. Việc cung cấp chất dinh dưỡng giúp cây bắt rễ nhanh hơn. Đặt hom cành trong hỗn hợp nước và phân bón lỏng trong vòng từ 3 – 4 giờ. Nếu có thể, đặt hom cành dưới ánh đèn huỳnh quang để cung cấp ánh sáng. Cuối cùng, nhúng hom vào bột kích rễ như NAA, IBA trước khi trồng vào đất để cây mọc nhanh hơn.
– Tránh để hom cành ra ngoài khu vực có nắng mặt trời trực tiếp vì lúc này cành cây rất nhạy cảm.
– Từ khi cắm cành vào luống cho đến khi cành ra rễ cần phải duy trì độ ẩm và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.
– Sau khi ươm cành cần thường xuyên bón thúc, tưới nước cho cây để cây luôn phát triển khỏe mạnh.
Vậy là chỉ với 3 bước đơn giản như trên là bạn đã có cho mình một cách trồng cây mật gấu hoàn thiện rồi. Chúc bạn thành công!
Xem thêm:
Tác dụng của cây mật gấu và một số bài thuốc ứng dụng
Tổng hợp