Cách trồng cây khổ qua rừng tại nhà
Khác với khổ qua tại nhà, dược chất trong khổ qua rừng được chứng minh là nhiều hơn khổ qua nhà. Khổ qua rừng mang tính ứng dụng rất cao trong y học, do đó, mặc dù có vị đắng hơn khổ qua thường nhưng khổ qua rừng rất được chọn trồng để cung cấp thực phẩm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách trồng cây khổ qua rừng (mướp đắng) tại nhà, giúp bạn có thể tự cung cấp nguồn thực phẩm giàu dược tính này.
Vì sao bạn nên trồng cây khổ qua rừng tại nhà?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hàm lượng các chất được liệu có trong khổ qua rừng cao hơn khổ qua thường ăn. Tuy nhiên ở Việt Nam thì cả mướp đắng thông thường và khổ qua rừng đều được sử dụng như là món rau ăn hàng ngày đặc biệt là quả của chúng. Chỉ một số ít người xem khổ qua rừng là một dược liệu thiên nhiên có tác dụng rất lớn cho sức khỏe.
So với mướp đắng nhà thì mướp đắng rừng rất giàu khoáng chất, dùng để hỗ trợ chữa các bệnh: huyết áp cao, tiểu đường, tiêu chảy, sốt, nhiễm nấm da, đường tiêu hóa đau bụng, bệnh vẩy nến, tăng lipid máu, bệnh trĩ, bệnh tăng nhãn áp
Loại đất nào thích hợp để trồng cây khổ qua rừng?
Khổ qua rừng mọc được trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất khi trồng cây khổ qua rừng bạn nên chọn đỏ bazan, tầng đất canh tác sâu, tơi xốp, thoáng (không úng), màu mỡ, nhiều hữu cơ.
Nên trồng trên các loại đất không quá phèn, độ pH thích hộ 6-6,5.
Bắt tay vào việc trồng cây khổ qua rừng nhé!
1. Đặc tính giống
– Thời gian thu hoạch: 38 – 40 NSG
– Dễ chăm sóc, ít sâu bệnh
– Có thể thu ngọn hoặc trái
2.Thời vụ và mật độ
– Trồng quanh năm
– Lấy ngọn: cây x cây: 0,3- 0,4m, hàng x hàng: 0,8-0,9m
– Lấy quả: cây x cây: 0,5 – 0,6 m, hàng x hàng: 1,0 -1,2 m
3. Ngâm ủ và gieo hạt:
– Ủ hạt trước khi gieo: pha nước ấm, 3 nước sôi- 2 nước lạnh, cho hạt vào ngâm 4-5 giờ, vớt hạt ra ủ hạt bằng khăn ẩm, ủ thành từng lớp mỏng. Khoảng 36 giờ sau thấy hạt nứt mầm thì đem gieo.
– Gieo hạt trong khay ươm hoặc chén ươm. Tưới ẩm đất và xới lỗ trước khi gieo. Gieo nông (1 cm), gieo đến đâu phủ kín hạt đến đó, không để hạt ra ánh nắng. Không nên ngâm hóa chất hay thuốc kích thích vì có thể làm hư mầm của hạt.
– Sau 4-5 ngày hạt hình thành cây con. Tiếp tục chăm sóc đến 20-22 ngày, chọn cây khỏe mạnh chuyển qua chậu trồng có kích cỡ lớn (đường kính chậu trên 30cm và chiều cao chậu cũng trên 30cm). Mỗi chậu trồng từ 1-2 cây.
– Có thể gieo hạt trong chậu lớn, 5-6 hạt trong 1 chậu, khi cây được 15-20 ngày thì loại bỏ những cây xấu, giữ lại 1
2 cây trong chậu.
– Lưu ý: Tưới nước mỗi ngày sau khi hạt đã nẩy mầm. Kiểm tra độ ẩm đất trong thời gian gieo hạt, tránh để đất quá khô hay quá ẩm hạt sẽ nẩy mầm kém.
4. Bón phân:
– Khi cây ra 2 lá thật phun phân Super Growth rong biển hay Halifax pha 1 ml với 1 lít nước 7 ngày phun 1 lần.
– Khi cây được 20 ngày tuổi bón Multi bổ sung rau ăn quả vào gốc 100gr/gốc. sau đó cứ 15 ngày bón 1 lần cho đến khi cây ra hoa đậu trái và thu hoạch trái,
– Khi cây bắt đầu ra hoa ( 40-45 ngày sau khi gieo), ngưng phun Super Growth rong biển
– Trường hợp cây trên 30 ngày tuổi mà chưa ra hoa, sử dụng Bloom & Fruit và NPK 6-14-6 (5ml mỗi loại pha 1 lít) hay TP108 (pha 1ml với 1 lít nước) phun ướt đều trên thân lá, 7 ngày phun 1 lần để giúp cây ra hoa tốt hơn.
5. Tưới nước, chăm sóc, tỉa cành, bấm ngọn:
– Tưới nước mỗi ngày cho cây, sáng 1 lần và chiều mát 1 lần, vào mùa mưa không cần tưới thường xuyên.
– Cây ra hoa phải tưới đủ nước, không dùng nước tưới phun lên hoa sẽ làm rụng hoa và rụng trái non.
– Thụ phấn bổ sung cho hoa cái: mỗi sáng khoảng 9-10 giờ ngắt hoa đực (hoa không có bầu phình bên dưới) úp vào nuốm hoa cái ( hoa có bầu phình bên dưới), giúp hoa cái thụ phấn tốt hơn, cây đậu trái được nhiều hơn.
6. Thu hoạch:
– Khi thấy trái khổ qua chuyển sang màu sáng bóng thu hái. Khổ qua trồng thường thu trái sau khi trồng khoảng 50 ngày sau trồng. Chăm sóc tốt có thể hái trái trong 30-45 ngày.
Tổng hợp