Bí quyết dùng cây cỏ mực chữa rong kinh
Thật khó chịu khi phải mang theo mình cảm giác lo sợ “rong kinh” kéo dài ngày này qua ngày nọ. Nó khiến chúng ta e dè, khó hoạt động, sinh hoạt hơn ngày thường. Đã đến lúc dẹp đi những nỗi lo ấy khi giờ đây đã có bí quyết dùng cây cỏ mực chữa rong kinh.
Bán có biết? Vì sao chúng ta bị rong kinh?
– Nguyên nhân rong kinh cơ năng:
Tuổi dậy thì và tiền mãn kinh sẽ thường gặp hiện tượng rong kinh kèm theo những bất thường như chu kỳ kinh nguyệt thưa, hành kinh kéo dài, mất kinh… Hai năm đầu tuổi dậy thì thường các bạn nữ có vòng kinh không đều nhau do không có sự phóng noãn, rong kinh có khi cón kèm theo cường kinh. Hiện tượng không phóng noãn khiến estrogen tăng lên, không có hoàng thể và không có hiện tượng nội mạc tử cung bị bong ra. Do vậy mà nội mạc tử cung cứ tăng sinh và dầy lên, máu không đủ nuôi nên bị hoại tử bong tróc khiến máu kinh nhiều và rong dài ngày mới hết.
– Nguyên nhân gây rong kinh thực thể:
Do tử cung, buồng trứng có những tổn thương từ những bệnh lý phụ khoa nguy hiểm như: u xơ tử cung, polyp tử cung, buồng trứng đa nang, u bướu sợi tử cung, ung thư…
U xơ tử cung do rong kinh bạn không nên chủ quan. Biểu hiện là khối u nhỏ, cảm giác đau trằn bụng dưới rối loạn tiêu hóa và rong kinh. Điều trị u xơ tử cung kịp thời sẽ giúp hạn chế tỷ lệ sảy thai, vô sinh.
Những vấn đề về tâm lý, căng thẳng, áp lực, ăn uống hay do quá trình tập luyện, phẫu thuật, chấn thương…đều cũng có thể gây ra rong kinh cho bạn.
Cây cỏ mực trị rong kinh – bí quyết xóa đi nỗi lo cho các bạn nữ
Cây cỏ mực có đặc điểm là khi vò nát có màu đen như mực. Dân gian thường gọi là ” Cỏ nhọ nồi” hay là “Hạn liên thảo”.
Theo YHHĐ trong cỏ mực có Saponin, Tanin, chất đắng, Caroten, Alcaloid, tinh dầu, vitamin E, vitamin A…Tác dụng chính của cỏ mực là cầm máu.
Chỉ định điều trị: rong kinh, rong huyết, băng kinh, băng huyết, trị chảy máu, chảy máu cam, thổ huyết, sốt cao, mề đai…….
Theo Y Học Cổ Truyền: Cỏ mực có vị ngọt, chua; tính mát; có tác dụng tư âm, bổ thận; lương huyết (mát máu), chỉ huyết (cầm máu).Trên thực tế, cỏ mực thường được sử dụng trong trường hợp rong kinh:
Nếu huyết ra ít, lấy cỏ mực tươi giã vắt lấy nước cốt uống hoặc cỏ mực khô sắc nước uống.
Nếu huyết ra nhiều, cần gia thêm Trắc bá diệp (Sao đen) .