Bệnh vô sinh ở nữ giới, nguyên nhân do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân của vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới, có thể không tự biểu hiện triệu chứng về thể chất, nhưng cũng có một số tín hiệu rất rõ ràng. Dưới đây là những kiến thức cơ bản về bệnh vô sinh ở nữ giới.
Bệnh vô sinh ở nữ giới là gì?
Vô sinh được hiểu là tình trạng một cặp đôi chung sống với nhau ít nhất 1 năm và không dùng bất kì biện pháp bảo vệ nào khi quan hệ tình dục nhưng không thể có con. Vô sinh nữ là hiện tượng nữ giới không thể có thai dù chung sống với chồng trong khoảng ít nhất 1 năm, không dùng biện pháp bảo vệ khi quan hệ và sức khỏe sinh sản của nam giới bình thường.
Nguyên nhân gây bệnh vô sinh ở nữ giới
Theo các chuyên gia, vô sinh nữ có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau:
- Do di truyền, biến đổi gen hoặc gen bị thiếu sót ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của buồng trứng. Khiến phụ nữ không có buồng trứng, buồng trứng không thể sinh sản được…
- Do mất cân bằng hóc môn nữ, khiến chu kì kinh bị rối loạn, ảnh hưởng đến sự rụng trứng, trứng không thể phát triển và rụng do đó việc thụ thai không thể diễn ra.
- Do cơ quan sinh sản nữ bị dị tật bẩm sinh, thiếu hoặc biến dạng một bộ phận nào đó trong cơ quan sinh sản.
- Vô sinh nữ do cơ quan sinh sản bị tổn thương nặng sau những chấn thương, phẫu thuật hoặc do phá thai gây nên.
- Vô sinh nữ cũng có thể bắt nguồn từ một số bệnh lý như: Viêm vùng chậu (có thể làm hỏng cơ quan sinh sản, khiến nữ giới không thể mang thai); Viêm tắc vòi trứng, ống dẫn trứng; Lạc nội mạc tử cung tạo thành sơ sẹo ở thành tử cung khiến nữ giới khó thụ thai; U xơ tử cung…
- Ngoài ra, yếu tố tâm lý hoặc chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, môi trường sống bị ô nhiễm… cũng khiến nữ giới bị vô sinh
Dấu hiệu nhận biết vô sinh nữ
Theo các chuyên gia, vô sinh ở nữ gồm có hai loại: vô sinh nữ nguyên phát và vô sinh nữ thứ phát. Vô sinh nữ nguyên phát là hiện tượng nữ giới chưa bao giờ có thai; Vô sinh nữ thứ phát là hiện tượng nữ giới đã từng mang thai nhưng có thể do sảy thai hoặc phá thai nên sau đó không thể mang thai được nữa. Có thể nhận biết vô sinh nữ qua một số dấu hiệu như sau:
- Rối loạn kinh nguyệt: Rối loạn kinh nguyệt được thể hiện rất rõ qua các hiện tượng: chu kì kinh nguyệt không đều; lượng máu kinh quá nhiều hoặc quá ít (ít hơn 40ml/chu kì và nhiều hơn 80ml/ chu kì); máu kinh có màu không bình thường (màu thâm, đen); máu kinh vón cục; số ngày hành kinh quá dài hoặc quá ngắn (ít hơn 3 ngày và nhiều hơn 10 ngày trong một chu kì kinh); bị đau bụng kinh. Rối loạn kinh nguyệt có thể do hoocmon sinh dục nữ chưa ổn định (đặc biệt là ở tuổi dậy thì). Nhưng nếu hiện tượng rối loạn kinh nguyệt kéo dài hoặc kinh nguyệt đang bình thường nhưng lại bị rối loạn, thì rất có thể nữ giới bị vô sinh.
- Vô kinh: Thông thường nữ giới bước vào tuổi dậy thì (trung bình là 16 – 18 tuổi) sẽ có kinh nguyệt. Nếu bước vào tuổi trưởng thành mà nữ giới vẫn chưa có kinh hoặc đang có kinh nhưng đột nhiên lại mất kinh ít nhất khoảng 3 tháng liên tiếp, thì được cho là vô kinh và dễ bị vô sinh. Vô kinh có thể bắt nguồn từ yếu tố nội tiết không ổn định. Nhưng cũng có thể do nữ giới không có buồng trứ hoặc trứng không rụng.
- Tiết nhiều khí hư bất thường: khí hư ở một người phụ nữ bình thường sẽ có màu trắng trong, không mùi hoặc mùi tanh nhẹ, hơi dính và nhớt. Khí hư có chức năng giữ ẩm cho âm đạo, bôi trơn khi quan hệ tình dục và vận chuyển, nuôi dưỡng tinh trùng. Khí hư bất thường thể hiện ở: màu sắc, mùi của khí hư không bình thường; khí hư tiết ra quá nhiều… khí hư bất thường có thể do nữ giới mắc một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa, các bệnh này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em phụ nữ. Mặt khác, khí hư bất thường còn có thể cản trở tinh trùng đi gặp trứng hoặc tiêu diệt tinh trùng khi vào trong âm đạo, do đó nữ giới không thể thụ thai.
- Ngoài ra, theo các chuyên gia, các bạn nữ có tuyến vú không phát triển khi bước vào tuổi trưởng thành (vú quá nhỏ); thường xuyên bị đau khi hành kinh hoặc khi giao hợp… nguy cơ bị vô sinh cũng rất cao.
Cách điều trị bệnh vô sinh ở nữ giới
Hiện nay, có rất nhiều cách chữa vô sinh nữ như can thiệp bằng ngoại khoa, chữa vô sinh bằng cách bơm tinh trùng vào buồng tử cung hay thụ tinh trong ống nghiệm…. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp điều trị vô sinh cần căn cứ vào những nguyên nhân gây bệnh. Để xác định được nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng (toàn thân, nội khoa, phụ khoa) và làm các xét nghiệm cần thiết như chụp tử cung và vòi trứng, đồng thời thực hiện xét nghiệm nội tiết tố làm vào đầu chu kỳ kinh nguyệt từ đó đánh giá dự trữ buồng trứng. Sau khi có kết quả xét nghiệm bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.
Nếu bạn bị vô sinh do mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thì cần phải điều trị viêm ổn định bằng các phương pháp uống thuốc, đặt thuốc, đốt điện hoặc điều trị phẫu thuật.
Trong trường hợp bạn đã điều trị bằng những biện pháp trên mà không thấy hiệu quả thì sẽ phải thực hiện biện pháp hỗ trợ sinh sản là bơm tinh trùng vào trong buồng tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm.
Bơm tinh trùng vào trong buồng tử cung: Sử dụng một ống thông y tế chuyên dụng để bơm trực tiếp tinh trùng đã qua lọc rửa vào buồng tử cung người phụ nữ để làm tổ.
Thụ tinh trong ống nghiệm: Trứng và tinh trùng sẽ thụ tinh trong ống nghiệm ở bên ngoài, sau khi đã thụ tinh phôi thai sẽ được cấy vào buồng tử cung và nếu có thể bám được vào tử cung để làm tổ thì phương pháp này sẽ thành công.
Để điều trị bệnh vô sinh ở nữ giới có hiệu quả chị em nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa có uy tín và được nhiều người tin tưởng.
Xem thêm