Những điều cần biết về bệnh rụng tóc ở nữ giới

Bệnh rụng tóc ở nữ giới là mối lo của mọi chị em phụ nữ. Việc tóc rụng có thể do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Vậy đó là những nguyên nhân nào? và cách phòng ngừa rụng tóc ra sao? Các bạn hãy cũng vtvcantho tìm hiểu ngay nhé.

Nguyên nhân gây nên rụng tóc ở nữ giới

Các yếu tố cơ lý hóa như :

Uốn – duỗi – nhuộm thường xuyên làm cho sợi tóc bị hư tổn, bện tóc quá chặt,sử dụng lược quá dày, ..dẫn đến gẫy rụng tóc nếu không được chăm sóc, phục hồi kịp thời.

Hooc môn DHT:

Theo nghiên cứ, hooc môn DHT (dihydrotestosterone) chính là thủ phạm gây ra chứng rụng tóc hói đầu (bệnh thường thấy ở nam giới), có đến 95% phụ nữ rụng tóc là do bệnh này gây nên. Đây là bệnh có tính di truyền, thường xảy ra ở thời kì mãn kinh.

Thiếu cân bằng hooc môn:

Những thay đổi về nội tiết sinh dục khiến chu kì phát triển của tóc bị ảnh hưởng, chân tóc teo lại không đủ sức nâng đỡ phân thân tóc, gây ra rụng tóc. Nhiều phụ nữ có thể mắc chứng rụng tóc sau khi sinh, khi chân tóc bắt đầu một chu kì phát triển tóc mới, gây ra rụng phần tóc cũ.

Do tóc nhờn:

Chất sebum (hỗn hợp của phần da đã chết và dầu tiết ra trên da) có chứa DHT gây ra rụng tóc. Đồng thời, khi tóc đã rụng, nhưng chất dầu trên da vẫn không ngừng tiết ra, làm phần tóc còn lại bị bết lại, nhìn như càng ít tóc hơn thực tế.

Rụng tóc do stress:

Stress khiến cơ và da đầu bị căng thẳng, tuần hoàn máu và cung cấp oxy tại da đầu bị giảm đi dẫn đến quá trình sinh học tế bào trong nang tóc không hoạt động bình thường được gây ra rụng tóc. Những người căng thẳng thường xuyên cũng có thể mắc chứng rụng tóc Pelada, vùng da đầu xuất hiện một số đám rụng tóc hình tròn, để lộ ra vùng da nhẵn trắng giống như sẹo, có khi liên kết thành dải, gây ra những đường lộ da đầu rõ ràng.

Rụng tóc do nấm:

đây là trường hợp khá phổ biến, thường xảy ra ở lứa tuổi thiếu niên, bệnh có thể lây từ người này qua người khác, do chủng microsporum, trichophyton gây nên. Khi bị nấm, da đầu xuất hiện những mảng đỏ, vảy trắng, tóc bị gãy sát gốc hoặc chừa lại một đoạn ngắn trên da đầu, ngứa ngáy khó chịu.

Ngoài ra, những bệnh nhân giang mai thời kì thứ 2 cũng bị rụng tóc, do sự tổn thương và đào thải ngoài da gây nên, rụng tóc theo kiểu rừng thưa. Tuy nhiên, tóc sẽ dần mọc lại khi điều trị bệnh giang mai.

Cách phòng ngừa bệnh rụng tóc ở nữ giới

Chế độ ăn uống đủ chất: Chất đạm, chất khoáng và vitamin

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến mái tóc rất rõ rệt. Vitamin H (hay còn gọi là biotin H, vitamin B8), chất đạm, vitamin nhóm B và các chất khoáng có khả năng kích thích sự phát triển của tóc.

Một nguyên nhân phổ biến gây rụng tóc ở phụ nữ là thiếu các chất khoáng do chế độ ăn kiêng “sợ béo”. Thường gặp nhất là phụ nữ thiếu chất sắt do kinh nguyệt nhiều hoặc kéo dài, người ăn ít thịt đỏ (thịt bò, thịt chó, thịt lợn lạc), ăn ít rau xanh, tươi. Có thể bổ sung bằng uống viên sắt như viên fumafer B9 corbière.

Thiếu chất kẽm làm tóc kém phát triển, tóc trở nên mảnh, nhỏ, có màu vàng ố, không óng ả, tóc hay bị rụng. Kẽm có tác dụng định mức chuẩn tỷ lệ chất bã nhờn, chống một số chất độc, kim loại nặng, cho ta một mái tóc khỏe mạnh và sạch sẽ. Kẽm có nhiều trong gan, sò, thịt đỏ, cá, óc, trứng.

Có rất nhiều vitamin làm bền vững tóc. Vitamin A thường xuyên cần cho quá trình sừng hóa lớp thượng bì, hình thành chất kêratin. Thiếu vitamin B2 không những làm mất màu tóc, tóc bị duỗi thẳng mà còn gây hói. Trong cơ thể, vitamin B6 tham gia quá trình trao đổi chất làm cơ năng của tế bào biểu bì khỏe hơn, có thể khống chế chốc đầu vì da đầu nhiều dầu. Thiếu vitamin C, các miệng nang lông nở rộng ra và bì sừng hóa nặng làm các tóc không thể mọc lên được. Vitamin D2, D3 thúc đẩy sự sinh trưởng tóc thông qua tác dụng đến chuyển hóa canxi, phốt pho, hệ thống thần kinh thực vật, các tuyến nội tiết.

Để tạo thêm sinh lực cho tóc, có thể dùng vitamin B5, vitamin H, các acid amin có lưu huỳnh như mêthionin, có tác dụng tham gia vào quá trình tạo kêratin.

Tránh tình trạng quá căng thẳng, stress mạnh. Theo các nhà chuyên môn, nguyên nhân chính dẫn đến rụng tóc ở phụ nữ là do stress trong công việc hằng ngày ngày càng tăng. Thường gặp ở phụ nữ khi có thai, sau khi sinh nở, sau phẫu thuật, ăn kiêng không hợp lý, quá mệt mỏi, bận rộn… Hậu quả của stress không chỉ thể hiện ở hiện tượng rụng tóc mà còn làm xấu làn da, da hay bị sần, có đốm và mẩn ngứa.

Điều chỉnh các nội tiết tố

Đối với phụ nữ, tình trạng rụng tóc từng mảng thường liên quan đến sự tăng hoặc giảm nội tiết tố nam trong máu. Do ảnh hưởng của nội tiết tố mà chu kỳ phát triển của tóc bị giảm sút, chân tóc bị teo lại, không nâng nổi sợi tóc bình thường, làm rụng tóc. Sau đó, các sợi tóc mảnh hơn tiếp tục mọc lên ngày càng nhiều, những sợi tóc khỏe, cứng ngày càng giảm. Y học gọi là chứng rụng tóc do nam tính hóa mà về lâu dài sẽ gây hiện tượng thưa tóc. Trường hợp này cần được chữa tại các chuyên khoa da liễu, nội tiết.

Dùng thuốc chống rụng tóc

Thuốc chống rụng tóc bổ sung các hoạt chất cần cho sự phát triển tóc ngay ở phần nuôi dưỡng da nằm dưới chân tóc. Phần lớn các thuốc chứa vitamin, chất khoáng và acid amin có hiệu quả cho các trường hợp chỉ bị rụng tóc nhẹ.

Các biện pháp khác

Một biện pháp cho kết quả rất khả quan là cấy tóc nhưng cũng mất khá nhiều thời gian, tiền bạc và công sức.

Tóc vốn mọc ra từ các nang tóc và tế bào nang được hình thành từ tế bào gốc nằm ngay bên cạnh nang. Một số nghiên cứu gần đây đã cho rằng có thể dùng loại tế bào gốc này để trị chứng rụng tóc, bệnh hói đầu và hơn nữa, có thể là một nguồn phát triển các tế bào gốc – những tế bào ban đầu của sự sống, có khả năng phát triển thành bất kỳ loại mô nào trong cơ thể.

Hi vọng rằng, với những thông tin mà vtvcantho vừa chia sẻ trên đây về bệnh rụng tóc ở nữ giới sẽ hữu ích cho các bạn. Chúc các bạn luôn sở hữu mái tóc chắc khỏe, bóng mượt.

Xem thêm

Bệnh rụng tóc ở nam giới, nguyên nhân và cách điều trị