Bạn biết gì về tác dụng của cây hương thảo?
Cây Hương thảo mang ý nghĩa là “sương mai của biển”. Là loại cây có giá trị cao trong y học cổ truyền. Thông thường, người ta thường ứng dụng công dụng của cây hương thảo vào việc sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, xua muỗi, trị liệu bằng xoa bóp,…
Những tác dụng của cây hương thảo ít người biết
Hương thảo có một sức hút đến diệu kì, chúng tỏa ra một mùi hương thơm ngát vô cùng dễ chịu giúp tinh thần con người thêm sảng khoái, minh mẫn hơn. Chính vì thế mà dân văn phòng, học sinh hay ngay ở giới nội trợ đều thích sử dụng chúng. Cùng điểm qua một số tác dụng của hương thảo bạn nhé:
Hương thảo là loại thảo dược trị bệnh đau dại dày và các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa khá hiệu quả. Chúng kích thích sự tiết dịch ở dạ dày giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn. Ngoài ra người ta còn dùng lá hương thảo để trị thấp khớp, đau nửa đầu.
Tác dụng của cây Hương thảo còn giúp thông tiểu, khả năng làm lành vết thương và là chất chống oxi hóa. Bạn có thể hãm thành nước và sử dụng hàng ngày
Có mùi vị thơm đặc biệt nên lá được dùng làm gia vị trong chế biến các bón ăn.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng hương thảo là loại thảo dược giúp ngăn ngừa ung thư da và ung thu vú. Tinh dầu giúp giảm căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái hơn.
Đối với trẻ em, mùi hương của nó kích thích sự phát triển não bộ, giúp trẻ hoạt bát hơn bởi vậy mà bên châu Âu nhà nào cũng có ít nhất một bụi hương thảo.
Đặt hương thảo trong nhà giúp đuổi muỗi và côn trùng hiệu quả
Một số cách dùng cây hương thảo mà bạn có thể áp dụng
Cách ngâm rượu: dùng 200g lá hương thảo khô ngâm với 1 lít rượu trắng trên 40 độ, bảo quản trong chai thủy tinh đã được khử trùng, cất nơi khô ráo, tránh ánh nắng. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2ml rượu thuốc pha với nước sôi để nguội, giúp tăng cường sức khỏe, chữa căng thẳng thần kinh, tiêu hóa kém.
Chế biến thực phẩm: lá hương thảo thường được sử dụng tươi, nhưng cũng được sấy khô bảo quản để sử dụng. Dùng làm gia vị trong những món thịt hầm, món thịt nấu ra gu, thịt rô ti, thịt nướng, làm bánh…
Cách hãm thuốc: dùng 2 – 3g lá hương thảo khô hãm trong một tách nước sôi làm một liều. Ngày uống 4 – 5 liều.
Hoặc dùng 20g lá khô (30g lá tươi) hãm với 500ml nước sôi, chia 4 – 5 lần để uống trong ngày. Tác dụng giảm nhức đầu, tăng tuần hoàn máu, tăng huyết áp, giúp tăng tiết mật và lợi tiểu. Xoa nhẹ nước hãm thuốc này lên da đầu để tăng cường sự mọc tóc hoặc dùng để rửa các vết thương nhiễm trùng và lâu khỏ, rửa mắt 3 – 4 lần trong ngày khi bị viêm giác mạc nhẹ.
Nước sắc lá hương thảo dùng cho súc miệng, để chữa loét miệng và viêm tuyến nước bọt Tinh dầu hương thảo dùng xoa bóp giúp giảm đau cơ do thấp khớp, sưng đau do bong gân, pha vào nước tắm 3 – 4 giọt giúp sảng khoái tinh thần, thư giãn cơ thể, giảm stress. Ngày xưa, người ta thường dùng hương thảo để bảo quản thịt. Ngày nay, các chất trích xuất từ hương thảo như: axít rosmarinic, axít carnosic, được dùng như chất bảo quản (chất chống oxy hóa) trong kỹ nghệ thực phẩm và mỹ phẩm (kem dưỡng da, kem đánh răng, xà phòng, dầu gội đầu và dung dịch kem dưỡng tóc…).
Rõ ràng, công dụng của cây Hương thảo là rất tuyệt vời đúng không nào. Vậy tại sao chúng ta lại không mang loại cây tuyệt vời này đến gần với cuộc sống chúng ta hơn bằng cách trồng cây Hương thảo tại nhà, văn phòng hoặc thậm chí là bàn học nhỏ xinh của của các bé!
Tổng hợp