Cập nhật 7 công dụng của lá lốt
Lá lốt được biết đến là gia vị trong các món canh hoặc một số món ăn chơi. Tuy nhiên, ngoài tác dụng làm kích thích vị giác, công dụng của lá lốt còn có thể dùng để hỗ trợ điều trị và tăng cường sức khỏe cho người dùng.
Theo Đông y, lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, công dụng ôn trung (làm ấm bụng); tán hàn (trừ lạnh); hạ khí (đưa khí đi xuống); chỉ thống (giảm đau); yêu cước thống (đau lưng, đau chân), tỵ uyên (mũi chảy nước tanh thối kéo dài), trị nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu… Kinh nghiệm dân gian thường dùng lá lốt đơn lẻ hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác như rễ cỏ xước, lá xương sông, rễ bưởi bung… sắc lấy nước uống hoặc ngâm tay chân để chữa các chứng đau nhức xương khớp, đau vùng ngực và bụng do lạnh; chứng ra nhiều mồ hôi tay, chân; mụn nhọt, đau đầu, đau răng… Lá lốt có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô, mỗi người chỉ nên ăn từ 50 – 100g lá lốt mỗi ngày. Gần đây một số người mắc bệnh gút (gout) đã truyền nhau kinh nghiệm ăn các món có lá lốt để điều trị căn bệnh vốn được cho là “bệnh của nhà giàu”.
Lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau… Sau đây là một số tác dụng của cây lốt.
Công dụng của lá lốt
- Trị chứng ra mồ hôi bằng lá lốt
Bạn có thể sử dụng 30 gr lá nốt thái nhỏ rồi sao vàng nên. Sắc cùng với ba bát nước đun nên lấy một bát. Chia 2 lần uống trong ngày. Sử dụng liên tiếp trong vòng 7 ngày bạn sẽ thấy tình trạng của mình được cải thiện rõ rệt.
Ngoài ra để trị chứng ra mồ hôi ở chân tay, bạn cũng có thể sử dụng 30gr lá lốt đem rửa sạch và cho vào đun + một chút nước và một chút muối, đun xong bạn để nước ấm và dùng để ngâm tay, chân trước khi đi ngủ, trong vòng một tuần tình trạng này của bạn sẽ biến mất.
- Chữa đau nhức xương, khớp khi trời lạnh
5-10g lá lốt phơi khô (15-30g lá tươi), sắc 2 bát nước còn ½ bát, uống trong ngày.
Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước (mỗi vị 30g), tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.
Đặc biệt, món canh lá lốt nấu với thịt, cá là món ăn bổ dưỡng, giúp người già chống đỡ được một số bệnh tật, nhất là làm giảm đau nhức xương, khớp nhất là trong lúc giao mùa, từ mùa hại chuyển sang mùa thu.
- Chữa mụn nhọt vỡ mủ
Đầu tiên bạn hãy chuẩn bị cho mình lá lốt, lá chanh, lá ráy, lá tía tô mỗi vị 15g.
Sau đó lấy lớp vỏ trong của cây chanh phơi khô cùng với các loại lá mà bạn đã chuẩn bị giã nhỏ rồi đắp vào vùng bị mụn đó và băng lại. Bạn hãy thực hiện trong vòng ba ngày và mỗi ngày một lần.
Tổ đỉa ở bàn tay: Lấy một nắm lá lốt, rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước cốt, uống hết một lần, còn bã cho vào nồi, đổ ba bát nước đun sôi kỹ. Vớt bã để riêng, dùng nước thuốc lúc còn ấm rửa vùng tổ đỉa, lau khô rồi lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1 – 2 lần, liên tục 5 – 7 ngày sẽ khỏi.
- Chữa đau bụng do nhiễm lạnh
Lá lốt tươi 20g, rửa sạch, đun với 300ml nước còn 100ml. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng liên tục trong 2 ngày.
Kiết lỵ: Lấy một nắm lá lốt sắc với 300 ml nước, chia uống trong ngày.
- Viêm nhiễm âm đạo, ngứa, ra nhiều khí hư
Lấy 50g lá lốt, 40g nghệ, 20g phèn chua, đổ nước ngập thuốc khoảng hai đốt ngón tay, đun sôi bớt lửa sôi liu riu khoảng 10 – 15 phút rồi chắt lấy một bát nước, để lắng trong, dùng rửa âm đạo. Số thuốc còn lại đun sôi để xông hơi vào âm đạo, rất hiệu nghiệm.
- Viêm tinh hoàn, mệt mỏi
Lá lốt, lệ chi, bạch truật, sinh khương mỗi loại 12g + 10g trần bì, bạch linh + 6g sơn thù, phòng sâm,cam thảo. Tất cả cho vào cùng với 600ml nước đem sắc nên còn để lại 200ml, chia nhiều lần uống trong ngày để điều trị tinh hoàn sưng to, người mệt mỏi, ít vận động.
Lưu ý khi dùng lá lốt để chữa bệnh
Để ứng dụng những công dụng của lá lốt, nhiều bà nội trợ đã chú ý đưa lá lốt vào thực đơn hàng ngày với mong muốn trị bệnh không dùng thuốc. Tuy nhiên, lá lốt cũng như bất kỳ vị thuốc nào, đều cần phải dùng đúng liều lượng. Nếu lạm dụng, thì đôi khi thuốc bổ cũng có thể thành… thuốc độc.
Vì vậy, khi ăn lá lốt cần phải tùy thuốc vào cơ địa và thể trạng của từng người. Với những người đang bị đau dạ dày, nhiệt miệng, táo bón (biểu hiện lợi hàm sưng đỏ; lưỡi khô; môi nẻ; đi tiêu khó khăn, nóng bức trong người…) thì không nên dùng lá lốt.
Với người bình thường, một ngày chỉ nên ăn từ 50 – 100g lá lốt/người.