Những điều cần biết về bệnh chàm ở phụ nữ mang thai

Chàm một một tên gọi để chỉ viêm da cơ đia, là bệnh lý xuất hiện với tỉ lệ khá cao so với các bệnh về da khác. Bị chàm khiến đời sống của người bệnh bị xáo trộn, nhất là bệnh chàm ở phụ nữ mang thai nếu không có phương thức chữa trị phù hợp có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.

Bệnh chàm ở phụ nữ mang thai có thể lây cho thai nhi không?

Rất nhiều các mẹ bầu lo lắng rằng, bệnh chàm khi mang thai có thể lây sang con của mình. Một số các bà mẹ bởi vì cũng quá lo sợ, dẫn đến tâm lý không vui vẻ, thoái mái ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của em bé.

Một lưu ý quan trọng chính là bệnh chàm có thể lây từ mẹ sang con nhưng với tỉ lệ cực thấp, đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh chàm nhưng có thể chữa trị dứt hẳn 100% ở những tháng đầu tiên sau khi sinh.

Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, kiến thức của mẹ bầu là một trong những yếu tố giúp phòng ngừa bệnh chàm da tốt nhất. Bên cạnh việc điều trị bằng các loại tân dược thì các chị em phụ nữ nên chú ý đến một số lưu ý khi bị chàm, tránh tiếp xúc với một số loại hóa chất, chất gây dị ứng ở bên ngoài để tránh các triệu chứng bệnh chàm nguy hiểm hơn.

Phụ nữ mang thai chữa trị chàm như thế nào?

Việc phát hiện, điều trị viêm da cơ địa vốn dĩ đã khó khăn, bởi đây là loại viêm da mãn tính, rất dễ tái phát nếu gặp phải điều kiện thuận lợi như lông chó mèo, các loại thực phẩm có tính dị ứng,vv…Đối với chàm khô ở phụ nữ mang thai thì việc chữa trị lại càng phức tạp hơn rất nhiều, bởi phụ nữa khi mang thai luôn có sự thay đổi cả về tâm sinh lý, nếu không biết hướng trị chàm da phù hợp có thể gây tác động xấu đến thai nhi.

Biểu hiện của bệnh chàm thường gặp nhất khi bị chàm chính là tay chân rất là ngứa ngáy, khó chịu, đôi khi da bị bóng tróc khi gãi quá mạnh. Hầu hết các chị em đều có thói quen sử dụng các loại tân dược chữa chàm như thuốc bôi, thuốc uống để giảm các cơn ngứa rát. Điều này có thể đem lại hiệu quả ngay tức thì, tuy nhiên khả năng tái phát rất là cao bởi hầu hết các loại tân dược hiện nay không thể trị chàm dứt điểm được.

Các bà mẹ bên cạnh việc nhờ sự tư vấn ở các bác sĩ thì nên cho con trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong những tháng đầu tiên, kiêng cứ một số các loại hải sản. Đồng thời, bổ sung các loại rau củ quả trong các bữa ăn hàng ngày, uống từ 2 – 2,5 lít nước để giảm tình trạng da khô, bóng tróc, giúp da mềm hơn. Bên cạnh đó, có thể kết hợp với một số các loại thuốc chữa chàm bôi ngoài da theo sự hướng dẫn của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất.

chuabenhcham.com

Xem thêm

Những điều cần biết về bệnh rối loạn tiền đình ở người cao tuổi