Những điều cần biết về bệnh rối loạn tiền đình ở người cao tuổi

Hội chứng tiền đình rất thường gặp đối với các đối tượng trung niên và cao tuổi. Bệnh rối loạn tiền đình ở người cao tuổi ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống, công việc của bệnh nhân.

Có rất nhiều nguyên nhân gây hội chứng tiền đình ở người cao tuổi như:

-Do tuần hoàn kém (rối loạn tuần hoàn do thiếu máu, hoặc tăng huyết áp hoặc huyết áp thấp)

-Do thời tiết thay đổi đột ngột và bất thường; môi trường sống không thuận lợi (ô nhiễm, sống chật chội, nhiều tiếng ồn…)

-Do ngộ độc độc tố hay ngộ độc hóa chất (hóa chất diệt cỏ, hóa chất diệt côn trùng DDT), ngộ độc thực phẩm (do hóa chất hoặc do độc tố vi khuẩn, vi nấm)…

-Do những căn bệnh như: béo phì, thiếu máu (gây rối loạn tuần hoàn máu), viêm tai xương chũm mạn tính, dây thần kinh tiền đình bị tổn thương, xơ cứng rải rác, do thoái hóa cột sống cổ, tổn thương dây thần kinh số VIII, động kinh, do u não hoặc do rối loạn thần kinh trung ương (tai biến mạch máu não), hội chứng migraine cột sống thân nền,…

-Do dùng một số thuốc như kháng sinh nhóm Aminoglycosis (Streptomycine), thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau…

-Hoặc do 1 số yếu tố thuận lợi khác như: tuổi tác càng cao, thường xuyên ở trong tình trạng căng thẳng thần kinh (áp lực công việc, gia đình mâu thuẫn, stress…), nghiện rượu, sinh hoạt tình dục không điều độ (quá nhiều)..
Sự kết hợp của 1 hay nhiều yếu tố trên chính là nguyên nhân làm xuất hiện bệnh rối loạn tiền đình ở người già.

Nhận biết bệnh rối loạn tiền đình ở người cao tuổi

Bệnh thường xảy ra vào lúc nửa đêm gần sáng, người bệnh khi tỉnh dậy không ngồi được hoặc lúc thay đổi tư thế thì bị hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, có thể nôn nhiều lần và kéo dài. Rối loạn tiền đình ở người già có thể xảy ra một cơn thoáng qua nhưng cũng có khi lặp đi, lặp lại nhiều lần. Người bệnh thấy choáng váng, mất thăng bằng, ù tai, giảm thính lực ở một hoặc hai bên tai (nếu tái đi tái lại nhiều lần).

Nếu đang nằm trên giường có thể có cảm giác chao đảo, chiếc giường như úp ngược, mất thăng bằng hoàn toàn. Người bệnh cố dậy để đi có thể bị ngã hoặc dúi dụi xuống đất, cũng có trường hợp bị sang chấn. Cũng có khi người bệnh bị ngất (syncope) mất ý thức tạm thời, vã mồ hôi, choáng váng.

Vì vậy, khi lên cơn rối loạn tiền đình, người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi nên chọn tư thế nằm cho thích hợp (nghiêng trái hay nghiêng bên phải hoặc nằm ngửa), tránh thay đổi tư thế. Nên tránh ánh sáng chói như ánh sáng mặt trời, ánh sáng đèn hoặc tránh tiếng động mạnh (nhạc, trống, máy hàn), bởi vì tất cả các loại đó đều làm cho người bệnh hết sức khó chịu và có nguy cơ bệnh tăng nặng thêm.

Phòng tránh bệnh rối loạn tiền đình ở người cao tuổi

Khi nghi ngờ bị bệnh rối loạn tiền đình thì nên đi khám ở chuyên khoa tai, mũi, họng hoặc chuyên khoa thần kinh để xác định được nguyên nhân. Trên cơ sở chẩn đoán tìm ra nguyên nhân sẽ giúp cho việc phòng bệnh dễ dàng và thuận lợi hơn.

Thuốc tây y dùng để điều trị bệnh rối loạn tiền đình ở người cao tuổi hiện nay rất đa dạng. Tuy nhiên, những loại thuốc này thường chỉ có tác dụng giảm nhanh những triệu chứng khó chịu của bệnh nhưng không điều trị từ căn nguyên. Phương hướng chữa trị bệnh lâu dài an toàn và cho hiệu quả cao nhất là sử dụng những sản phẩm Đông y có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Ngoài việc dùng thuốc, người cao tuổi bị rối loạn tiền đình cũng nên tập những bài tập dành riêng một cách thường xuyên, nhẹ nhàng nhưng đúng động tác, chỉ nên kéo dài từ 5 – 10 phút mỗi một lần tập là vừa, không nên tập kéo dài thời gian.
Bên cạnh việc tập thể dục đều đặn, người bệnh trung niên và cao tuổi cần điều chỉnh các thói quen, lối sống để có chế độ sinh hoạt điều độ cả về tinh thần và vật chất, sống thoải mái, giảm ưu tư phiền muộn bằng hình thức sinh hoạt câu lạc bộ, xem sách, báo, xem TV.. Đồng thời nên có chế độ ăn uống hợp lý, hợp vệ sinh, uống đủ lượng nước hàng ngày và tránh uống nhiều bia, rượu.

Xem thêm

Bệnh run tay ở người cao tuổi, nguyên nhân nào gây ra?