Bất ngờ với công dụng của cây quế không phải ai cũng biết
Nếu như y học phương Đông công bố những công dụng của cây Quế dựa trên kinh nghiệm lâu năm, thì những kinh nghiệm đó được y học phương Đông nghiên cứu và kiểm chứng dựa trên những trang thiết bị hiện đại.
Sơ lược về cây quế
Cây quế, tên khoa học là Cinnamomum loureirii Nees, họ long não (Lauraceae). Là loại cây thân gỗ, sống lâu năm. Cây trưởng thành có thể cao từ 10 – 20m, đường kính đạt tới 40 cm, vỏ ngoài nứt nẻ, thân phân nhiều nhánh. Cây mọc hoang trong rừng, hoặc trồng bằng hạt, hay chiết cành. Quế trồng từ 8 – 10 năm sẽ bắt đầu ra hoa. Hoa quế có màu trắng hoặc phớt vàng, nở vào tháng 4 – 5 và quả chín vào tháng 1, 2 năm sau. Quả quế chưa chín có màu xanh, sau khi chín chuyển sang màu tím than, 1kg quả quế có khoảng 2500 – 3000 hạt. Đối với vỏ quế, thời gian thích hợp nhất để thu hoạch là 20 – 30 năm sau khi trồng, và nên bóc vỏ quế vào giai đoạn thoáng 4- 5 hoặc 9 – 10 vì đây là 2 thời điểm vỏ quế dễ bóc nhất.
Trong các bộ phận của cây quế như vỏ quế, lá quế, rễ quế, hoa quế, gỗ quế đều có chứa tinh dầu, đặc biệt trong vỏ là chứa hàm lượng tinh dầu lớn nhất, có thể lên tới 4 – 5 %. Tinh dầu quế được rất nhiều người ưa chuộng bởi vị thơm, cay, nồng mang lại sự dễ chịu và thư thái của nó.
Trong Y học cổ truyền, quế xếp thứ 3 trong trong bốn vị thuốc quý, đó là: sâm, nhung, quế, phụ. Việt Nam là một trong những quóc qua trồng rất nhiều quế, hằng năm xuất khẩu hàng trăm tấn vỏ quế và hàng chục tấn tinh dầu quế trên toàn thế giới.
Công dụng của cây quế
Giảm cholesterol xấu: Các nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ cần thêm nửa thìa bột quế có thể giúp hạ thấp cholesterol xấu, hỗ trợ sức khoẻ tim mạch.
Tác dụng chống đông máu.
Giảm viêm: Với một thìa bột quế mỗi ngày có thể giúp giảm viêm khớp, giảm đau và sưng tấy.
Hỗ trợ tiêu hoá: Quế giúp giảm chứng khó tiêu, đầy hơi và buồn nôn. Lượng chất xơ cao trong quế có thể trợ giúp cho những người bị hội chứng ruột kích thích.
Làm ấm cơ thể: Vào mùa đông, khi thêm quế vào chế độ ăn uống giúp bạn tăng nhiệt độ cơ thể để chống lại cái giá lạnh của thời tiết.
Tăng trí nhớ: Quế giúp tăng trí nhớ và khả năng nhận thức của não bộ.
Giảm đau khớp: Uống dung dịch 1/2 thìa cà phê quế pha với 1 thìa cà phê mật ong vào buổi sáng có thể cắt cơn đau khớp ngay sau một tuần.
Kìm hãm vi khuẩn phát triển: Các nhà khoa học Mỹ thuộc Kansas State University khẳng định, quế có tác dụng tiêu diệt khuẩn E.coli, Những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ban đầu và nghiên cứu trên cơ thể động vật cho thấy quế có thể phát huy tác dụng chống vi trùng và chống nấm. Quế trộn vào thực phẩm sẽ kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn và tốc độ ôi thiu sản phẩm, phát huy tác dụng như chất bảo quản tự nhiên, không độc hại.
Trị mụn trứng cá: Dầu và vỏ quế là hợp chất cực mạnh chống lại mụn trứng cá. Chúng phát huy tác dụng loại bỏ mụn nước, làm sáng da, ngăn ngừa mụn lan rộng.
Điều chỉnh nồng độ đường trong máu, tính chất đặc biệt có ý nghĩa đối với những người bị bệnh tiểu đường. Một trong những nghiên cứu đầu tiên về đề tài này đã được công bố năm 2003 trên nhật báo y học “Daibetes Care” với sự tham gia của 60 người mắc bệnh tiểu đường dạng típ 2. Mỗi ngày uống 1,3g quế dạng viên nén (tương đương 1/4 thìa cà phê) đã cho kết quả khá ổn định.
Hỗ trợ chống ung thư: Có thể ngăn chặn nguy cơ ung thư ruột kết. Theo kết quả nghiên cứu được các nhà khoa học Mỹ thuộc US Department of Agriculture, bang Maryland công bố, quế có thể giảm thiểu sự lây lan của các tế bào ung thư.
Giúp cai thuốc lá: Bất cứ khi nào thèm thuốc lá, hãy lấy một mảnh quế chi và nhai trực tiếp hoặc uống trà quế để giảm cơn thèm thuốc.
Kỵ: Phụ nữ có thai và những người có tính nhiệt không nên dùng quế. Khi dùng quế thì phải kiêng hành, hoặc dùng hành kiêng quế.
Lưu ý: Trừ khi có chỉ định và giám sát của bác sĩ, những người đang dùng thuốc trị đái tháo đường, hoặc biệt dược tác động lên nồng độ glucoza trong máu, hoặc nồng độ insulin, không nên áp dụng quế theo liều điều trị.
Xem thêm: