Khám phá công dụng của cây Hoàn Ngọc
Từ năm 2003, các nhà khoa học đã tìm thấy trong cây Hoàn ngọc có hàm lượng cao các axit amin, khoáng chất và chất dinh dưỡng. Đặc biệt do có các chất kháng u, kháng khuẩn, kháng nấm có nên công dụng của cây Hoàn Ngọc rất tốt đối với sức khỏe. Một vài tác dụng chính của cây hoàn ngọc chúng ta hãy cùng chỉ ra sau đây:
Cây hoàn ngọc hay còn gọi là cây con khỉ, cây đít khỉ là vị thuốc nam có tác dụng rất tốt cho bệnh nhân ung thư, và tốt cho hệ tiêu hóa.
Công dụng của cây Hoàn ngọc
- Chữa lở loét
Với các căn bệnh lở loét ngoài da, với tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, làm lành vết thương nhanh chóng của cây hoàn ngọc. Người bệnh sử dụng trong vài ngày sẽ thấy hiệu quả mà nó mang lại.
Lấy lá tươi của cây hoàn ngọc, rửa sạch, cho vào cối giã cùng với chút muối trắng rồi đắp lên vết thương. Ngày áp dụng 2-3 lần, chú ý làm sạch vết thương trước khi đắp, chỉ sau 3-5 ngày sẽ thấy mủ tiêu tán, giảm sưng, vết thương nhanh liền.
- Chữa các bệnh về đường tiêu hóa
Khi bạn gặp các hiện tượng như rối loạn tiêu hóa, táo bón, đau bụng, tiêu chảy. Hãy lấy từ 7-9 lá hoàn ngọc, rửa sạch, nhai sống, ngày 4 lần, tự khắc sau 3 ngày bệnh sẽ lành.
- Cầm máu
Công dụng của Cây hoàn ngọc có thể đánh bay các tình trạng bệnh như xuất huyết đường tiêu hóa, chấn thương chảy máu, đường ruột, phân có máu, đi tiểu ra máu, đát buốt, đái rắt, trĩ nội, ho ra máu, làm tan máu bầm….
Rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng lá tươi nhai sống, có thể kèm theo chút ít muối trắng hoặc không. Nếu quá khó nhai, hãy dùng lá khô, khoảng 7-10 lá mỗi lần, sắc nước uống. Ngày 2-3 lần, liên tục trong 1 tuần để thấy tác dụng.
- Ung thư giai đoạn đầu
Theo lưu truyền trong dân gian cho hay, cây hoàn ngọc còn có khả năng ngăn ngừa các bệnh ung thư, với ung thư ở giai đoạn đầu. Ngoài việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn chỉ cần làm theo cách sau đây:
Nhai khoảng 10 lá cây hoàn ngọc, nhai chậm, nhai thật kỹ. Ngày 5 lần, kiên trì đều đặn tự khắc cơn đau trong cơ thể sẽ được giảm thiểu, liên tục trong 3 tháng sẽ thấy tác dụng thần kỳ mang lại. Ngoài lá, chúng ta có thể tham khảo rễ cây hoàn ngọc tuy nhiên với điều kiện rễ cây trên 7 năm tuổi, nhiều nghiên cứu đã chứng minh các thành phần hóa học có trong rễ hoàn ngọc có khả năng ức chế khối u, tế bào ung thư vì vậy tác dụng mang lại sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
Còn với trường hợp ung thư đã lâu, người bệnh cũng có thể áp dụng cách nhai 15 lá hoàn ngọc mỗi lần, ngày 6 lần, nhai kỹ. Bên cạnh đó sáng sớm uống 1 nắm lá hoàn ngọc xay, tối 1 nắm lá hoàn ngọc nấu chín. Chú ý kiêng đạm động vật, thịt heo, thịt gà, bò…bởi thực phẩm này dễ khiến tế bào ung thư sản sinh nhanh hơn.
- Chữa bệnh tiền liệt tuyến, u xơ phổi
1 nắm lá hoàn ngọc tươi, rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố, đổ thêm 1 chén nước, xay lấy nước uống trước bữa ăn, ngày 3 lần, 1 tháng tức khắc bệnh sẽ hết.
- Chữa bệnh xơ gan, viêm gan, xơ gan cổ trướng
Cách 1: ăn 10 lá hoàn ngọc tươi khi bụng còn đói, nhai kỹ, ngày 3 lần.
Cách 2: lá hoàn ngọc phơi khô, nghiền thành bột, hòa với bột tam thất theo tỷ lệ 1:1. Ngày lấy 1 muỗng cà phê nguyên liệu trên, pha với nước ấm, ngày uống 3 lần.
- Trị các bệnh về thận
Với tình trạng viêm thận cấp, suy thận với hiện tượng đái dắt, đái buốt, đái đục, đái ra máu… Người bệnh hãy thử ứng dụng công dụng của cây hoàn ngọc bằng cách lấy 9 lá hoàn ngọc nhai sống, ngày 3 lần, liên tục sau 1 tháng các triệu chứng sẽ giảm dần.
- Ổn định huyết áp
Dù là bạn mắc huyết áp thấp hay huyết áp cao, cây hoàn ngọc đều có thể làm ổn định huyết áp, giữ mức chỉ số an toàn giúp bạn. Dùng rễ và lá hoàn ngọc phơi khô hoặc sấy khô rồi nấu trà thay nước uống hàng ngày, chỉ số huyết áp sẽ an toàn, đồng thời còn làm giảm lượng cholesterol trong máu. Bên cạnh đó khi thấy triệu chứng bệnh phát tác, lấy 9 lá hoàn ngọc nhai chậm, nhai kỹ, cho nước tiết ra, sau khi ăn xong thì nằm nghỉ ngơi trong khoảng 15 phút, tự khắc huyết áp sẽ ổn định lại bình thường.
- Trị viêm đại tràng
Có thể lấy hoàn ngọc tươi hoặc khô. Dùng hoàn ngọc khô, bạn hãy lấy cả lá và thân khoảng 40g kết hợp với 10g khổ sâm sắc nước uống mỗi ngày để mang lại hiệu quả.
Những lưu ý khi dùng cây hoàn ngọc
Các chuyên gia khuyến cáo không nên dùng lá tươi một cách tùy tiện mà phải đúng liều lượng. Mặt khác, có thể người dùng còn nhầm lẫn cây hoàn ngọc với một số cây có hình dạng tương đồng. Chẳng hạn như cây hoàn ngọc dương hoặc nhớt tím, hoàn ngọc đỏ (vì ngọn, lá non và thân có màu đỏ tía).
Hay một loại cây khác mà Lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký hội Dược liệu TP. HCM, cũng cho rằng dân gian đã nhầm lẫn là hoàn ngọc. Cây này có lá dài, màu xanh đậm, thân bò, cao trên 1m. Những cây này tương đối giống Hoàn Ngọc nhưng chưa được nghiên cứu khoa học về công dụng và độc tính.
Cây Hoàn Ngọc chính hiệu được xác định tên khoa học là Pseuderanthemum palatiferum (Wall) Radlk, thuộc học Ô rô (Acanthaceae), tên chính thức là xuân hoa. Hoàn ngọc thật được định dạng là lá có hình xoan nhọn, ngắn, màu xanh nhạt, thân đứng, cao khoảng 0,5 – 1m. Sử dụng đúng loại cây này thì bạn mới có thể tận dụng hết những công dụng của cây Hoàn Ngọc. Hy vọng với những chia sẻ trên đây có thể giúp ích cho bạn.
Xem thêm:
Cách trồng cây Hoàn ngọc và những lưu ý khi trồng
Tổng hợp