viêm phế quản ở trẻ em, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm phế quản ở trẻ em là một bệnh khá phổ biến, đặc biệt là khi trời trở lạnh. Tuy bệnh này không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi, nhưng nó làm trẻ nhỏ cảm thấy khó chịu, dễ quấy và có thể có nhiều diễn biến để lại các biến chứng khác nhau. Hãy cùng vtvcantho tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này ở trẻ em nhé.

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em là gì?

Trẻ bị viêm phế quản là khi đường thở dưới, hay cuống phổi bị viêm nhiễm, sưng đau, nhưng chưa ảnh hưởng đến nhu mô phổi. Tuy nhiên, viêm phế quản lại làm cho trẻ ho nhiều, nếu không điều trị kip thời và để trẻ ho quá lâu thì viêm nhiễm có thể lan xuống nhu phổi gây viêm phổi.

Bệnh viêm phế quản thường xuất hiện cùng, hoặc sau khi trẻ bị cúm, sởi, ho gà … hay một số bệnh nhiễm khuẩn khác.

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em tùy vào mức độ nặng nhẹ mà có thể chia làm hai loại:

– Viêm tiểu phế quản: thường chỉ xảy ra ở trẻ sơ sinh hoặc bé hơn 2 tuổi. Bệnh này khá lành tính, trẻ dó thể tự khỏi và không có biến chứng sau bệnh. Trong những trường hợp bệnh nặng hơn thì nên đưa trẻ vào viện để quan sát kỹ và điều trị, tránh những viêm sưng không đáng có do virus gây ra. Nguyên nhân của viêm tiểu phế quản là khi vi khuẩn tấn công cuống phổi. Triệu chứng thường là sổ mũi và ho, trẻ có thể bị khó thở nếu vi khuẩn tác động làm sưng phế quản gây ra tắc nghẽn do dịch. Bệnh nặng hơn nữa thì cần hỗ trợ thở oxy cho bé theo sự giám sát của bác sỹ. Khi bé bị viêm tiểu phế quản, bố mẹ cần làm sạch mũi của bé thường xuyên. Các mẹ có thể dùng tăm bông, hoặc bông gòn mềm để thấm hút dịch nhầy. Các mẹ cũng có thể nhỏ nước muối sinh lý để làm sạch mũi trẻ. Luôn lựa chọn những trang phục mềm mại, thấm mồ hôi, khô thoáng cho bé.

– Viêm phế quản phổi: thường xảy ra khi bé trúng gió lạnh, ảnh hưởng đến phổi, thường xuất hiện khi trời trở lạnh đột ngột hoặc không khí quá ô nhiễm, gây ra vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng xâm nhập qua mũi họng và tác động đến phổi. Bệnh này nguy hiểm hơn bởi có thể dẫn đến các biến chứng như suy hô hấp, hoặc thậm chí tử vong nếu không chữa trị đúng cách và kịp thời. Để phòng ngừa bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ nhỏ, ngay từ lúc mang thai, bố mẹ bé cẩn chủ động chăm sóc sức khỏe sản phụ và thai nhi để tránh sinh non, trẻ thiếu chất, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức đề kháng của trẻ. Nên đưa trẻ đi thăm khám định kỳ và tiêm chủng đầy đủ.

– Viêm tiểu phế quản cấp: thường xảy ra khi trẻ ở độ tuổi 1-2 tuổi và vào thời điểm trời trở đông xuân. Bệnh này có diễn biến phức tạp hơn viêm tiểu phế quản, triệu chứng cũng nguy hiểm hơn như phù nề niêm mạc phế quản, tắc hẹp ống thở… Bệnh cũng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp.

Virus là nguyên nhân chính gây nên bệnh giai đoạn đầu, thường thấy ở trẻ sau khi bị viêm hô hấp trên, cảm lạnh, ho sổ mũi , cúm hay viêm xoang. Sau đó nếu không được điều trị và sức đề kháng yếu thì virus có thể lây lan tới hai cuống phổi (bộ phận nối họng và hai lá phổi với nhau), làm cho khí quản sưng phồng, tấy đỏ, tiết dịch nhầy trong phổi, gây kích thích trẻ sẽ ho nhiều và thở mệt do đường thở bị viêm và tiết dịch.

Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản ở trẻ

Nếu trẻ có những biểu hiện trên cùng với sốt kéo dài trong vài ngày hay ho kéo dài trong vòng từ 2 – 3 tuần, có thể trẻ đã bị viêm phế quản. Tiếp sau đó, trẻ bắt đầu ho nhiều hơn, có cảm giác đau rát cổ họng và xuất hiện đờm đục hoặc có màu vàng hay xanh. Ngoài sốt ra trẻ có thể có cảm giác đau ngực, mệt mỏi,chán ăn hoặc nôn ói.

Viêm Phế quản còn có thể do nguyên nhân hít phải bụi bẩn, hơi độc hay khói thuốc lá và bụi bẩn. Đa số các thanh thiếu niên nghiện thuốc lá hay trẻ em phải sống trong môi trường có khói thuốc lá, rất có nguy cơ bị viêm phế quản mãn tính.

Những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm phế quản ở trẻ em?

Bệnh viêm phế quản, đặc biệt là viêm phế quản phổi là bệnh rất hay gặp ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên lại không có dấu hiệu nào thực sự rõ rệt. Những dấu hiệu đầu tiên mà các mẹ nên để ý là trẻ nhác hoặc bỏ bú, khóc vì khó thở, chán ăn, nôn ói, thậm chí là đau ngực v.v… Bởi viêm phế quản là khi đường thở bị viêm và tiết dịch nhầy nên trẻ sẽ có những dấu hiệu ho nhiều và khó thở. Các mẹ nên chú ý nếu xuất hiện cả những cơn sốt và cơn ho kéo dài đến tuần thứ 2 thì khả năng cao là trẻ đã bị viêm phế quản.

Khi cơn ho của trẻ kéo dài 2-3 tuần, thì trẻ sẽ bị đau rát cỏ họng, có đờm. Đờm thường có màu xanh, xám, hoặc xanh hơi vàng. Cùng với đó, trẻ cũng có những dấu hiệu kèm theo như đau ngực, mệt mỏi hoặc có thể bị sốt nhẹ.

Các mẹ nên ghi nhớ những biểu hiện theo giai đoạn của trẻ viêm phế quản như sau để có cách điều trị kịp thời:

– Giai đoạn khởi phát: trẻ bị sốt nhẹ, ho khan, hát hơi, sổ mũi (có thể dẫn đến ngạt mũi).

– Giai đoạn phát triển của bệnh: Sốt nặng hơn, xuất hiện hiện tượng thở khò khè hoặc thở bằng miệng. Da bé tím tái, xanh xao. Xuất hiện những biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở mức độ nhẹ.

– Giai đoạn nguy hiểm: Bé sốt cao trên 38oC. Chân tay yếu, mềm, mệt mỏi, môi và da khô, chảy mồ hôi, bỏ ăn và khó thở. Bé ho theo cơn kéo dài (gần giống như ho gà hoặc ho lao), có thể có đờm. Bé thở khò khè hoặc thở bằng miệng, lồng ngực hoạt động mạnh. Da bé xanh xao, môi và đầu ngón tay, ngón chân tím tái. Trẻ hay bị nôn, tiêu chảy. Nặng hơn sẽ có những biểu hiện về thần kinh như nằm li bì, có thể hôn mê và có những cơn co giật. Mạch bé yếu nhưng tim đập nhanh.

Mong rằng bài viết chia sẻ về bệnh viêm phế quản ở trẻ em trên đây sẽ hữu ích cho bạn đọc!

Xem thêm

Những điều cần biết về tiêu xương chân răng