Tác dụng và tác hại của cây Ngô đồng ít người biết

Khi mọi người bắt đầu quan tâm đến những cây thuốc nam, thì Ngô đồng cũng như “diều gặp gió”, nó được nhiều người biết đến hơn với chức năng là một loại cây thuốc nam dân dã chữa được nhiều bệnh. Tuy nhiên, bên cạnh những công dụng của cây Ngô đồng là những tác hại mà ít người biết…

tác dụng của cây ngô đồng
Cây Ngô đồng

Công dụng của cây Ngô đồng là rất nhiều…

Chữa mụn nhọt: Nếu bạn bị nhọt ở giai đoạn đầu mới sưng tấy, hãy ngắt một búp lá cây ngô đồng cho nhựa chảy ra, rồi lấy nhựa đó bôi lên vùng da bị nhọt và xung quanh. Bạn phải bôi liên tiếp nhiều lần, khi vết nhựa khô lại bôi lại lần nữa.

Trị mụn: Nhựa ngô đồng sẽ giúp vết mụn giảm sưng đau, giảm viêm, giảm tạo mủ và lành nhanh hơn. Trường hợp bạn bị nhọt sưng to có mủ cần lấy 1 – 3 lá ngô đồng tươi rửa sạch, thêm một chút muối, giã nhuyễn rồi đắp lên mụn sau đó băng lại. Mỗi ngày đắp bài thuốc này 1 lần. Sau 3 – 5 ngày, mụn sẽ được hút sạch mủ và khỏi.

Ngừa nhiễm trùng từ vết thương: Nhựa ngô đồng ngăn ngừa nhiễm trùng rất hiệu quả. Khi bạn bị những vết thương như đứt tay, đứt chân, ngã bầm dập hãy bôi ngay nhựa ngô đồng này trực tiếp lên vết thương, giữ gìn vết thương sẽ không bị nhiễm trùng.

Thuốc bổ cho nam giới: Bên cạnh những bài thuốc có thể sử dụng ngay, dân gian còn dùng rượu ngâm thân ngô đồng thái mỏng phơi khô sao vàng làm thuốc bổ cho nam giới.

Một số công dụng khác của cây Ngô đồng: Vỏ ngô đồng chữa bệnh bằng cách phơi khô, đốt cháy, trộn với dầu có thể dùng để nhuộm đen tóc, chữa trĩ, lòi dom. Rễ ngô đồng còn có thể dùng chữa thấp khớp dạng thấp, lao phổi và nôn ra máu.

…Nhưng cũng không ít tác hại

Mặc dù thân, lá và nhựa là bài thuốc quý song quả và hạt cây ngô đồng lại chứa chất curcin rất độc, có thể gây bệnh ở gan và hệ tiêu hóa. Nếu trẻ nhỏ không may ăn phải hạt cây ngô đồng sẽ bị tiêu chảy, nôn ói, đau bụng, bỏng rát ở họng.

Trường hợp ngộ độc nặng, bệnh nhân có thể bị ức chế hệ thần kinh trung ương, rối loạn tim mạch, xuất huyết tiêu hóa. Chẳng hạn như mới đây, ở Hà Tĩnh xảy ra trường hợp 9 học sinh cấp 2 phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng vã mồ hôi, nôn dữ dội vì ăn quả cây ngô đồng.

  • Xử lý khi bị ngộ độc hạt cây ngô đồng

Trao đổi với báo chí, bác sĩ Trần Văn Năm – nguyên Viện phó Viện Y dược học dân tộc tại TP.HCM khuyến cáo, nếu nghi ngờ hoặc biết chắc chắn bệnh nhân bị ngộ độc hạt cây ngô đồng, ngay lập tức phải dùng mọi biện pháp để người bị nôn ra, nôn được càng nhiều càng tốt.

Trong khi nôn, cần để người bệnh nằm nghiêng đầu về một bên và dùng khăn để lau sạch đờm nhớt, chất dịch. Sau đó, cho người bệnh uống một ly nước ấm (có thể pha thêm chút muối) rồi tiếp tục để bệnh nhân nôn.

Sau khi sơ cứu tạm thời, phải nhanh chóng đưa người bị ngộ độc đến cơ sở y tế gần nhất. Đồng thời, gia đình bệnh nhân nên đem theo mẫu cây để bác sĩ có thể xác định đó có đúng là cây ngô đồng hay không.

Trong khi đó, bác sĩ Bạch Văn Cam – Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cảnh báo, hầu hết độc chất trong hoa cây ngô đồng đều không có thuốc đặc trị, thuốc giải mà chỉ có thể điều trị theo triệu chứng. Trường hợp bị ngộ độc cây ngô đồng, nên tiến hành xét nghiệm máu, chức năng gan, đường huyết,…

Theo bác sĩ Bạch Văn Cam cảnh tỉnh, hầu hết các độc chất trong hoa đều không có thuốc giải, thuốc đặc trị nên chỉ điều trị theo triệu chứng. Nếu ngộ độc cây ngô đồng, cần xét nghiệm máu, đường huyết, chức năng gan…

Ngoài ra, người bị ngộ độc thường được truyền dịch, uống than hoạt tính, rửa dạ dày để loại bỏ độc tố và bù lại lượng nước đã mất do rối loạn điện giải, tiêu chảy, nôn ói.

Lưu ý

công dụng của cây ngô đồng
Hình ảnh cây ngô đồng thân gỗ họ Trôm

Cần phân biệt cây ngô đồng có hạt gây ngộ độc nói trên với cây ngô đồng thân gỗ cao to có tên khoa học là Sterculia platanifolia L, thuộc họ Trôm Sterculiaceae. Vỏ và hạt cây ngô đồng thân gỗ này thường được dùng để làm đen tóc, chữa rụng tóc, bệnh ngoài da, lở loét miệng.

Trên đây là những công dụng của cây Ngô đồng cũng như là những tác hại mà bạn cần lưu ý khi sử dụng. Chúc bạn sức khỏe!

Tổng hợp