Những điều cần biết trong chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng cuối

Dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng cuối vô cùng quan trọng vì trong khoảng thời gian này các mẹ cần có một sức khỏe thật tốt để chuẩn bị cho quá trình “lâm bồn” vô cùng khó khăn và vất vả. Qua bài viết dưới đây chúng tôi sẻ có những điều cần thiết về chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng cuối.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối

Ba tháng cuối các mẹ bầu vẫn phải tiếp tục bổ sung dinh dưỡng như các tháng trước nhưng có chế độ bổ dưỡng hơn bình thường để đảm bảo tăng từ 5-6 kg trong giai đoạn này, tuy nhiên cũng không nên quá bồi bổ cơ thể mà gây tình trạng tăng cân quá mức, có thể dẫn tới tiểu đường thai kỳ hoặc huyết áp cao, tiền sản giật. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi, ví như mẹ bị tiểu đường hay huyết áp cao con có nguy cơ bị chậm tăng trưởng sau sinh, suy dinh dưỡng, mất tim thai hoặc bị sinh non.

Mỗi ngày mẹ cần bổ sung 500 Calo tương đương khoảng 2 lưng bát cơm cùng với các thức ăn kèm theo ở mức trung bình như thịt cá trứng sữa hoặc uống thêm 2 ly sữa bà bầu mỗi ngày để cung cấp thêm chất đạm. Trong giai đoạn này mỗi ngày mẹ bầu cũng cần phải cung cấp 60g chất đạm.

Khẩu phần ăn thích hợp cho bà bầu 3 tháng cuối

Nhóm chất đạm (Protein)

Mỗi ngày, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nạp vào khoảng 60 gram đạm từ các nguồn thực phẩm như: 1 quả trứng, từ 28 đến 57 gram thịt nấu chín, 227 gram sữa tách kem, 1 cốc sữa chua, 28 gram phô mai cứng, 2 muỗng canh bơ đậu phộng, nửa tách đậu khô đã làm chín.

Nhóm tinh bột (Carbohydrates )

Cung cấp năng lượng, chất xơ giúp mẹ ngừa táo bón và bổ sung năng lượng cho bé. Tinh bột có trong cơm, mì, khoai củ chúng ta ăn hàng ngày tuy nhiên không nên bổ sung tinh bột từ các loại bánh ngọt, mì trắng bởi chúng ít dinh dưỡng mà có thể gây béo phì.

Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn ra đến 9 lần 1 ngày. Bổ sung carbohydrates với 1 lát bánh mì (làm từ lúa mì), 1 bánh mì ngô Mehico, 28 gram ngũ cốc lạnh, nửa chén cơm hoặc mì ống, 1 củ khoai tây cỡ vừa, nửa chén bột bắp.

Nhóm chất béo (Fats)

Đây là nguồn năng lượng quan trọng giúp cơ thể hấp thu được các vitamin tan trong dầu như Vitamin A, D, E, K. Tuy nhiên chất béo cung cấp nhiều Calories nên cần phải giới hạn hàm lượng không quá 1/3 khẩu phần hàng ngày.

Bạn nên chia nhỏ chất béo ra thành 4 bữa ăn 1 ngày, gồm: 58 gram phô mai, 2 muỗng bơ đậu phộng, 3/4chén salad cá ngừ, 2 muỗng phô mai Parmesan, 1 muỗng sốt mayonnaise, từ 85 đến 113 gram thịt nạc, 1 quả trứng (hoặc chỉ ăn lòng đỏ), nửa quả bơ nhỏ, 1 muỗng bơ đậu phộng.

Trong chế biến món ăn, hãy chọn những loại chất béo không no (hay còn gọi là chất béo chưa bão hòa) như: dầu olive, dầu đậu phộng, dầu hạt cải. Tránh những loại chất béo no (chất béo bão hòa) có trong mỡ động vật, dầu cọ, dầu dừa…

Nhóm vitamin và khoáng chất

Calcium: Là thành phần thiết yếu để hình thành răng và bộ xương của thai nhi. Mẹ bầu cần bổ sung 1,200 mg calcium mỗi ngày, có thể chia nhỏ trong từng bữa ăn, có thể bổ sung calcium từ các chế phẩm có nguồn gốc từ sữa (sữa chua, phomai, pho mát, caramen, kefir, kem…) 227 gram sữa tách béo, 1¾ chén phô mai, 1 ly da ua, 28 gram phô mai đông.

Sắt: rất cần thiết trong quá trình tạo huyết sắt tố trong máu. Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu sẽ cần nhiều hemoglobin để cung cấp oxy cho thai nhi. Và bào thai cũng sẽ tự động dùng chất sắt để hình thành nguồn cung cấp máu cho chính mình. Ở giai đoạn mang thai thứ 3, bà bầu cũng chỉ cần cung cấp khoảng 30mg-60mg sắt mỗi ngày để đạt được hiệu quả phòng bệnh và bổ sung. Có thể bổ sung chất sắt từ một số loại vitamin chứa sắt hoặc từ các loại thịt đỏ, bánh mì ngũ cốc, rau có màu xanh đậm.

Vitamin C: Vitamin C giúp sản xuất collagen, một loại protein giúp xây dựng cấu trúc xương, sụn, cơ, mạch máu của em bé. Vitamin C cũng là chất chống lão hóa, ngăn ngừa bệnh tật giúp tăng sức đề kháng cho mẹ bầu và tham gia vào quá trình hình thành thai nhi. Mỗi ngày trong thai kỳ thứ 3 nên bổ sung khoảng 100-120mg Vitamin C bằng cách ăn 2 đến 3 lần những loại như cam, quýt, bưởi…, nho, dưa màu đỏ, bắp cải, xà lách trộn, bông cải xanh, bông cải trắng nấu chín, cà chua…

Acid folic: Nhu cầu acid folic tăng nhẹ so với 3 tháng giữa thai kỳ, tuy nhiên, bổ sung 400 mcg acid folic mỗi ngày cộng với chế độ ăn có nhiều rau xanh, ngũ cốc sẽ giúp đáp ứng đủ nhu cầu đó. Gần đây Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị thêm một phác đồ bổ sung 2800 mcg acid folic/tuần, uống mỗi tuần 1 lần. Phác đồ này được chứng minh là ít tác dụng phụ, đảm bảo độ tuân thủ của phụ nữ mang thai, dễ quản lý ở mức độ cộng đồng hơn phác đồ bổ sung hàng ngày. Ngoài ra có thể bổ sung acid folic từ các loại lá màu xanh đậm, bông cải xanh, măng tây, thịt bò nạc, cam, đậu lăng và đậu phộng .

Vitamin A: Vitamin A là nguồn dưỡng chất giúp bé có làn da, xương và đôi mắt khỏe mạnh, đồng thời còn giúp phát triển các tế bào tạo ra cơ quan nội tạng của thai nhi. Lượng Vitamin A, vẫn như các thai kỳ trước, nên bổ sung từ dạng Betacaroten trong thực vật có màu đỏ, vàng như cà rốt, bí đỏ, cà chua…

Vitamin D: Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ tốt calcium và phosphorus, hình thành xương, mô và răng của bạn. Lượng vitamin D có thể đáp ứng đủ bằng cách uống bổ sung các loại thuốc có chứa khoảng 50% nhu cầu Vitamin D mỗi ngày và tiếp xúc với ánh nắng mỗi ngày.

Axit béo không no: Giai đoạn thai kỳ thứ 3, não bộ phát triển rất mạnh và cần nhiều nguyên liệu để tối ưu hóa quá trình phát triển đó. DHA và EPA là hai thành phần quan trọng để hình thành não bộ, thị giác, hệ thống dẫn truyền thần kinh. Do đó, bà bầu nên tích cực bổ sung thêm DHA/EPA theo tỷ lệ chuẩn (~4.5/1) có trong các viên tổng hợp bổ sung cho bà bầu như PM Procare, các loại thực phẩm động vật như cá hồi, cá ngừ đại dương, cá thu, các Chích, cá mồi…

Nước và các chất lỏng: 3 tháng cuối mẹ bầu cần uống đủ nước để đủ nước ối cho thai nhi phát triển khỏe mạnh, và giúp mẹ giảm nguy cơ mắc các bệnh như táo bón, nhiễm trùng đường tiết niệu, nếu bà mẹ thiếu nước có thể gây ra các cơn co tử cung kích thích gây sinh sớm. Mỗi ngày mẹ cần phải bổ sung 2-3l nước. Bà bầu có thể lựa chọn các loại nước hoa quả, sữa tươi…vừa bổ sung nước, vừa bổ sung Vitamin, Canxi và khoáng chất khác…

Nguồn tổng hợp

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tuần thứ 21