Kỹ thuật ghép mãng cầu xiêm vào gốc bình bát

Bình bát là loại cây mọc nhiều ở Việt Nam. Nhiều hộ gia đình có nhu cầu dùng trái xanh sạch, che bóng mát mà đã tìm đến cách trồng loài cây này. Đặc biệt hơn, người dân còn sáng tạo ra cách ghép đôi lợi ích cây trồng bằng việc ghép mãng cầu xiêm vào gốc bình bát. Kỹ thuật ghép mãng cầu xiêm vào gốc bình bát hoàn toàn không khó, tuy nhiên, để đảm bảo cho cây phát triển đúng thời vụ, trái chín đều, to thì các bạn có thể tham khảo bài hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật trồng cây bình bát trong bài này.

Nhiều bà con chọn trồng cây mãng cầu gai tháp gốc bình bát thì đây là cây trồng rất thích hợp đối với vùng đất trũng, nhiễm phèn, đặc biệt là bị mặn xâm nhập như thị xã Ngã Năm nói chung và xã Vĩnh Quới nói riêng. Bên cạnh đó, cây cho trái khá tốt, tuổi thọ lại sống rất lâu, có thể lên đến 40 năm.

Riêng về thị trường tiêu thụ, những năm qua, đầu ra trái mãng cầu gai khá rộng và ổn định. Thương lái trong và ngoài địa phương vào thu mua tận vườn, sau đó được chở về các tỉnh, thành phố lớn để tiêu thụ. Nhiều năm trở lại đây, giá thị trường trái mãng cầu gai luôn ở mức cao và không bị dao động nhiều. Trong thời điểm hút hàng, mãng cầu có giá lên đến gần 30 nghìn đồng/kg, trong khi lúc giá xuống thấp nhất bà con cũng bán được ở mức 16.000 đồng/kg.

Từ khẳng định hiệu quả kinh tế, nhiều nhà vườn tại địa phương cũng mạnh dạn phá các vườn tạp, đất sản xuất không hiệu quả để chuyển sang đầu tư trồng cây mãng cầu gai tháp gốc bình bát.

Xem thêm:

Công dụng của cây bình bát là đến đâu?