Công dụng của cây dạ cẩm – chữa bệnh dạ dày, ít tác dụng phụ

Công dụng của cây dạ cẩm trong việc chữa một số bệnh liên quan đến bệnh dạ dày rõ rệt đến nỗi, những năm 1960 bệnh viện Lạng Sơn đã đưa hẳn loại cây này vào nghiên cứu và ứng dụng chữa bệnh đau dạ dày cho bệnh nhân.

Thành phần hoá học:

Toàn cây chứa alcaloid, tanin, saponin, anthraglycosid.

công dụng của cây dạ cẩm
Công dụng của cây dạ cẩm – chữa bệnh dạ dày, không tác dụng phụ

Tính vị, tác dụng của cây dạ cẫm

Dạ cẩm có vị ngọt hơi đắng, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu cơn đau, tiêu viêm, lợi tiểu.

Đối tượng sử dụng

  • Người mắc bệnh viêm loét dạ dày
  • Người bị chứng viêm hang vị dạ dày
  • Người bị trướng bụng, đầy hơi, ợ chua, chào ngược dạ dày
  • Người bị lở mồm, loét miệng

Cách dùng, liều dùng cây dạ cẩm

Có nhiều cách chế biến dạ cẩm để làm thuốc, sau đây là một số cách chính:

  • Cách sắc nước uống:

Tác dụng: Làm thuốc điều trị viêm dạ dày, loét mồm, miệng lưỡi

Cách chế thuốc: 20-25g lá và ngọn khô, sắc với 1 lít nước trong thời gian 20 phút. Khi uống thêm 2 thìa cà phê mật ong cho dễ uống và tăng cường hiệu quả.

Cách dùng: Chắt nước chia 3 lần uống trong ngày. Uống trước bữa ăn 20 phút hoặc uống vào lúc đau.

  • Cách chế cao dạ cẩm

Nguyên liệu: Lá dạ cẩm khô 7kg, đường kính 2kg, mật ong 1 lít.

Cách chế biến: Nấu lá dạ cẩm thành dạng cao, thêm 2kg đường đánh tan, cô lại rồi thêm mật ong sau đó đóng thành chai để sử dụng.

Cách dùng: Ngày uống 2-3 lần (mỗi lần 5g, khoảng 4 thìa cà phê).

  • Cách dùng dạ cẩm kết hợp với các vị thuốc khác

Thành phần: Dạ cẩm 20g, lá khôi tía 30g, bồ công anh 20g

Cách chế thuốc: Các vị thuốc trên đem rửa sạch, sắc với 1,2 lít nước trong thời gian 20 phút.

Cách dùng: Nước sắc dạ cẩm chia làm 3 lần uống trước bữa ăn 20 phút, hoặc uống vào lúc đau.

Công dụng: Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày mãn tính, viêm hang vị, chào ngược dạ dày. Rất nhiều bệnh nhân đã sử dụng bài thuốc này và có hiệu quả rất cao.

Lưu ý khi sử dụng cây dạ cẩm

Dạ cẩm là vị thuốc nam rất tốt cho người bị viêm dạ dày và ít gây tác dụng phụ. Nhưng riêng với phụ nữ mang thai chúng tôi khuyến cáo không nên tự ý sử dụng. Nếu sử dụng phải hỏi ý kiến bác sỹ.

Tổng hợp