Cây xấu hổ chữa bệnh trĩ và những lưu ý khi tự chữa bệnh trĩ
Trĩ là căn bệnh thầm lặng. Rất ít người muốn đến các cơ sở để điều trị bệnh này. Do đó, việc tự dùng thuốc nam để chữa trĩ ngày càng phổ biến hơn. Trong đó, việc dùng cây xấu hổ chữa bệnh trĩ là một trong những bài thuốc được nhiều người quan tâm hiện nay.
Cách chữa bệnh trĩ bằng cây trinh nữ (cây xấu hổ) là cách chữa bệnh dân gian nên nếu muốn áp dụng cách trị bệnh này các bạn cần phải có sự kiên trì. Bên cạnh đó các bạn cần lưu ý rằng cách chữa bệnh trĩ bằng cây xấu hổ chỉ có thể mang lại hiệu quả cho những trường hợp bị mắc bệnh trĩ nhẹ, tức là khi người bệnh mới chỉ có những triệu chứng dưới đây:
Bị đi đại tiện ra máu, lượng máu chảy ra ít và không thường xuyên.
Đại tiện khó khăn, có cảm giác đau rát mỗi lần đại tiện.
Ngứa ngáy hậu môn.
Hậu môn bị sưng tấy.
Cách dùng cây xấu hổ chữa bệnh trĩ
Sở dĩ cây xấu hổ (cây trinh nữ) có công dụng rất lớn đối với bệnh trĩ bởi vì theo Đông y thì loại cây này là loại cây có tính hàn, vị ngọt. Trong thành phầm của xấu hổ có các thành phần giúp an thần, giảm đau, kháng viêm… chính vì vậy chúng được dùng để trị mẩn ngứa, mất ngủ và điều trị bệnh trĩ.
Để chữa bệnh trĩ bằng cây trinh nữ thì các bạn chỉ cần lấy 1 nắm lá trinh nữ rồi đem cắt nhỏ. Tiếp đến các bạn hãy sao khô và mang lá trinh nữ đi hạ thổ. Sau đó hãy mang lá xấu hổ (trinh nữ) đi chưng cách thủy cùng với 1 cốc rượu trắng. Chưng một lúc thì rượu sẽ bị bay hơi khi đó chỉ còn lại nước màu vàng sẫm trong bát.
Để chữa bệnh trĩ, các bạn lấy nước vàng sẫm này ra chia uống 2 lần mỗi ngày và cần uống đều đặn trong vài tuần. Nếu các bạn không kiên trì uống đều đặn thì sẽ không thể đạt được kết quả điều trị bệnh.
LƯU Ý KHI ÁP DỤNG CÁCH CHỮA BỆNH TRĨ BẰNG CÂY XẤU HỔ
Khi áp dụng cách chữa bệnh trĩ bằng cây xấu hổ hay cách chữa bệnh trĩ bằng cây trinh nữ thì ngoài việc sử dụng loại thảo dược này đều đặn mỗi ngày thì các bạn cũng cần phải kết hợp với 1 chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Cụ thể:
Đối với thói quen ăn uống: Các bạn cần phải tăng cường ăn nhiều chất xơ, hạn chế tối đa việc ăn đồ cay nóng và cần uống nhiều nước hơn mỗi ngày.
Đối với thói quen sinh hoạt: Cần tăng cường đi lại vận động, tránh ngồi lâu 1 chỗ, không nhịn đại tiện, không rặn mạnh khi đại tiện…
Nguồn: cachchuabenhtri.org