Cây Kim thất tai trị bệnh tiểu đường và những lưu ý khi dùng

Cây kim thất tai trị bệnh tiểu đường là bài thuốc chữa bệnh hiệu quả. Áp dụng đơn giản, dễ thực hiện, cho kết quả nhanh là những lý do mà nhiều người chọn dùng cây kim thất tai trị bệnh tiểu đường.

1. Mô tả đặc điểm của cây kim thất tai:

– Cây kim thất tai có tên khoa học Gynura Acutifolia thuộc họ Asteraceae.

– Tên khác thường gọi: rau lùi, đái dầm, rau lúi…

– Kim thất tai là loại cỏ có thân thảo, nhiều cành, toàn thân cây mọng nước.

– Lá mọc so le nhau, đầu lá nhọn, mép lá có răng cưa.

– Thân cây màu xanh, hoa màu trắng hay cam mọc ở đàu cành hay kẽ lá.

– Thường hay ra hoa, kết quả vào đầu mua hè.

– Kim thất mọc hoang ở nhiều nơi nước ta, thường được sử dụng làm rau ăn.

– Bộ phận sử dụng làm thuốc là toàn cây, có thể dùng tươi hoặc sấy khô.

Nhiều người vẫn hay lầm tưởng cây kim thất tai là cây mật gấu, tuy về đặc điểm nhận dạng 2 cây có nhiều nét giống nhau nhưng bạn cần xem kỹ trước khi sử dụng cây hỗ trợ trị bệnh.

2. Tác dụng của cây kim thất tai:

– Hỗ trợ trị bệnh tiểu đường.

– Hỗ trợ trị đau lưng, nhức mỏi, phong thấp.

– Trị ho, cảm sốt, viêm họng, nhức đầu.

– Trị viêm đại tràng mãn tính.

– Ngộ độc thức ăn, lở loét, bong gân.

– Hỗ trợ trị táo bón, kiết lỵ, mất ngủ.

3. Cách sử dụng cây kim thất tai:

Lá kim thất tai thường được người dân nấu canh hay xào với thịt, đồng thời để giúp hỗ trợ trị bệnh, chúng ta có thể nấu nước uống hàng ngày.

– Sắc nước uống: Sử dụng lá khô hay tươi với liều lượng thích hợp nấu nước uống trong ngày.

– Chế biến trong món ăn: Có thể sử dụng lá hay ngọn non kim thất tai nấu canh, xào thịt, làm rau trong các món ăn hàng ngày.

4. Một số bài thuốc hỗ trợ trị bệnh bằng kim thất tai:

Điều trị tiểu đường: Mỗi ngày nhai 2 lần sáng, chiều, mỗi lần từ 7-9 lá kim thất tai tươi, giúp điều hòa lượng đường trong máu, đồng thời có thể kết hợp với một số loại thuốc nam khác.

Trị đau nhức xương khớp, đau lưng nhức mỏi: Có thể nấu 100g kim thất tai khô với 1 lít nước, uống hàng ngày. Hay sử dụng 10 ngọn tươi, thái nhỏ nấu canh ăn.

Điều trị viêm đại tràng mãn tính: Cùng với cách sử dụng lá khô, bạn cũng có thể xoay 6-10 ngọn cây với 150ml nước uống 2 lần vào sáng và tối.

Bong gân: Sử dụng 2 ngọn cây kim thất tai, giã nát đắp lên chỗ đau, sau đó lấy vài lá Đại tướng quân, giã nát, hơ nóng đắp lên chỗ tổn thương và băng vết thương lại, sau vài tiếng sẽ dịu cơn đau.

Tránh nhầm lẫn giữa cây kim thất tai và cây lá mật gấu miền Nam:

– Cây kim thất tai: Phiến lá nhỏ, dày, có lông mịn, vị cay ngọt, hoa màu vàng hoặc trắng.

– Cây mật gấu miền Nam: Lá mỏng, không có lông, màu xanh thẩm, có vị đắng, không có hoa.

thaoduocducthinh.com