Cách trồng cây Khôi tía nhanh chóng tại nhà

Với công dụng chính là chữa các bệnh liên quan đến dạ dày, cây Khôi Tía (Hương Nhu) rất thích hợp trồng tại vườn nhà, để chữa nhanh chóng các bệnh thường gặp về dạ dày. Cách trồng cây khôi tía không hề khó, chỉ cần bạn áp dụng theo cách sau:

Giá trị kinh tế:

Theo Đông y, cây khôi còn có tên khác là cây độc lực hoặc đơn tướng quân. Với công dụng chủ yếu là chữa các bệnh liên quan đến dạ dày. Cây khôi phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, sau một thời gian khai thác cạn kiệt, thì hiện nay cây khôi chỉ còn nhiều ở một số xã thuộc huyện Chợ Mới (Bắc Kạn).

Cách trồng cây Khôi tía
Cách trồng cây Khôi tía

1. Cách trồng cây Khôi tía (Hương Nhu)

– Chọn và làm đất: Chọn đất nơi ẩm, tốt nhất ven các khe suối, độ tàn che cao. Làm đất cục bộ theo hố, kích thước 20cm x 20cm x 20cm.

– Giống: Từ hạt hoặc từ hom thân.

+ Hạt thu hái vào tháng 12 sau khi hạt chín. Chọn hạt chín đem gieo ngay sau khi thu hái và ươm trong cát ẩm. Sau khi ươm từ 15 đến 20 ngày hạt bắt đầu nảy mầm. Khi hạt nảy mầm đánh cấy vào trong bầu. Thành phần ruột bầu 1/2 cát + 1/2 sét, tốt nhất dùng đất từ phân giun. Đặt bầu dưới bóng râm, hàng ngày tưới nước đủ ẩm. Sau 3 tháng cây con có thể xuất vườn.

+ Hom thân lấy từ cây mẹ, tốt nhất chọn những hom có đường kính từ 1-1,5cm. Cắt từng đoạn hom từ 20-35cm. Cắt đến đâu giâm trên cát ẩm đến đấy. Sau khi hom ra rễ đánh lên cấy vào bầu (giống như hạt).

– Trồng:

+ Thời vụ: Mùa xuân hoặc đầu mùa mưa khi đất đủ ẩm, có thể trồng ở vụ thu.

+ Đào đất đặt cây ngay ngắn, lấp đất đầy hố, nén chặt, tủ lá cây hoặc cỏ khô kín mặt hố.

+ Làm cọc cho cây leo.

Chăm sóc:

– Phá bỏ cây cỏ xâm lấn và vun xới quanh gốc.

– Điều chỉnh độ tàn che từ 0,6-0,7.

2. Kỹ thuật thu hái và sơ chế cây Khôi tía

– Thường thu hái lá vào mùa hạ.

– Phơi nắng cho tái rồi hong và ủ trong râm.

Tổng hợp