Bệnh rubella ở bà bầu nguy hiểm như thế nào?

Bệnh Rubella hay bệnh Rubeon (còn gọi là bệnh sởi Đức hoặc sởi 3 ngày) là một bệnh truyền nhiễm lành tính do virut Rubella gây nên, có thể xảy ra thành dịch. Tuy tỷ lệ tử vong và biến chứng rất thấp nhưng bệnh Rubella lại đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ có thai, nhất là trong 12 tuần đầu thai kỳ vì có thể gây sảy thai, dị tật thai nhi và nguy cơ đẻ ra những trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh với các biến chứng nặng nề như bại não, tổn thương tim, mù mắt…

Bệnh Rubella ở bà bầu nguy hiểm như thế nào?

Tuy bệnh Rubella là một bệnh lây nhiễm KHÔNG NGUY CẤP (không gây nên biến chứng nguy hiểm, không gây chết người) như bệnh sởi (thuờng gây những biến chứng trầm trọng: viêm phổi, viêm phế quản, viêm não, viêm cơ tim, viêm tai giữa, rối loạn tiêu hóa…) nhưng lại khá NGHIÊM TRỌNG do có khả năng gây nên những dị tật bẩm sinh nặng nề ở bào thai. Một thai phụ mắc bệnh Rubella trong 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ dễ bị những tai biến như sẩy thai, thai chết trong tử cung hoặc gây nên những dị dạng cho thai nhi sau khi sinh như: các khuyết tật về tim, đục thủy tinh thể, điếc bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ…

Cách thức lây truyền bệnh rubella ở bà bầu

Bệnh hiện diện khắp nơi trên thế giới, hay xảy ra vào mùa đông và mùa xuân. Ổ chứa virut gây bệnh Rubella duy nhất là người và người đang mắc bệnh là nguồn truyền nhiễm duy nhất. Khi người bệnh ho, hắt hơi và khạc nhổ có thể làm bắn các giọt chứa virut ra ngoài môi trường, nếu những người xung quanh hít phải virut có thể bị lây bệnh. Trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh sẽ đào thải nhiều virut trong dịch tiết hầu họng, trong nước tiểu và đó là nguồn truyền nhiễm cho người tiếp xúc. Tất cả mọi người chưa có miễn dịch với virut Rubella đều có thể bị mắc bệnh. Tùy thuộc nồng độ kháng thể mẹ truyền qua rau thai mà trẻ sơ sinh có kháng thể của mẹ được bảo vệ khoảng 6 – 9 tháng. Kháng thể IgM và IgG xuất hiện 2 – 4 ngày sau khi xuất hiện ban, đạt nồng độ cực đại sau 2 tuần. IgM giảm dần, trở về âm tính sau 1 – 2 tháng nhưng cũng có thể kéo dài ở khoảng 3 – 5% số bệnh nhân, trong khi IgG thì tồn tại suốt đời.

Thời gian 12 tuần đầu thai kỳ là thời gian nguy hiểm nhất khi nhiễm Rubella ở người mẹ, virut Rubella từ máu của mẹ chuyển qua rau thai vào thai nhi trong giai đoạn khởi phát và toàn phát của bệnh. Virut này có khả năng phá hủy hay làm chậm sự phát triển của phôi thai và đây là nguyên nhân gây ra những dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Tùy vào thời điểm nhiễm bệnh, tỷ lệ con bị hội chứng Rubella bẩm sinh rất thay đổi: 80% khi thai dưới 12 tuần, 54% khi thai được 13 – 14 tuần, 35% ở tuổi thai 13 – 16 tuần, 10% khi thai 16 tuần và sau 20 tuần thì tỷ lệ này không đáng kể.

Trong trường hợp mẹ nhiễm Rubella trước tuần thứ 18, sự lây truyền từ mẹ sang thai nhi có thể được khẳng định hoặc loại trừ bằng cách định lượng IgM máu cuống rốn sau tuần lễ thứ 22. Nếu IgM dương tính sẽ khẳng định trẻ nhiễm Rubella với độ chính xác 94%, nếu IgM âm tính sẽ loại trừ trẻ nhiễm Rubella với độ chính xác 82%.

Các giai đoạn phát triển của bênh Rubella ở bà bầu

Thời kỳ ủ bệnh: 16 – 18 ngày, có thể dao động từ 14 – 23 ngày, thường là 10 ngày kể từ khi tiếp xúc đến lúc sốt. Thời gian này người bệnh đã bị nhiễm virut nhưng chưa có biểu hiện bệnh.

Thời kỳ khởi phát của Rubella

Trước khi phát ban 1 – 7 ngày; mệt mỏi, đau đầu, sốt, viêm kết mạc nhẹ và sưng hạch; triệu chứng về hô hấp rất nhẹ hoặc không có; ở trẻ em, phát ban có thể là biểu hiện đầu tiên của bệnh.

Thời kỳ toàn phát của Rubella

Nổi ban với 3 đặc điểm: ban bắt đầu mọc ở trán, mặt và lan xuống lưng và các chi; ban dạng dát sẩn nhỏ, màu sáng hơn so với ban sởi nhưng có thể kết hợp thành quầng đỏ, rộng; ban tồn tại từ 1 – 5 ngày, nhưng hay gặp nhất là 3 ngày (cho nên còn gọi Rubella là sởi 3 ngày).
Sưng và đau các khớp cổ tay, khớp gối, ngón tay và rõ nhất trong giai đoạn phát ban.
Đôi khi có biểu hiện đau tinh hoàn ở người trẻ tuổi.

Thời kỳ lui bệnh Rubella ở bà bầu

Các triệu chứng bệnh kéo dài 3 – 4 ngày rồi tự hết. Riêng triệu chứng đau các khớp có thể kéo dài từ 1 – 14 ngày sau khi các biểu hiện khác của Rubella mất đi. Một năm sau có thể tái phát lại; thời kì có thể lây bệnh cho người khác là khoảng 1 tuần trước và ít nhất 4 ngày sau khi phát ban, nếu trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh có thể đào thải vi rút qua phân cho đến 30 tháng tuổi.

Phải làm sao để phòng tránh bệnh rubella ở bà bầu

Để phòng tránh bệnh và ngăn chặn nguy cơ hỏng thai, sảy thai hoặc những bất thường trong thai kỳ của mình, các chuyên giai khuyến cáo chị em nên có kế hoạch tiêm vacxin phòng bệnh trước khi có ý định mang thai trước 3 tháng.

Bên cạnh đó, khi có thai, cơ thể của người mẹ thường rất mệt mỏi, hệ miễn dịch bị giảm sút đáng kể do những thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể. Do đó, chị em rất dễ nhiễm phải các loại virus gây bệnh thông thường, gây ran guy hiểm đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi như virus cúm, thủy đậu, sởi,vv…Để hạn chế mắc bệnh, chị em nên hạn chế tập trung ở những nơi đông người, không tiếp xúc với người bệnh và khu vực nhiễm bệnh.

Đặc biệt, nếu đã nhiễm bệnh, chị em cần phải thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để kịp thời thăm khám và đưa ra phương pháp xử lý chính xác và nhanh chóng.

Ảnh hưởng của bệnh rubella đối với cơ thể người phụ nữ khi có thai rất nghiêm trọng. Chính vì vậy, chị em nên tuyệt đối đề phòng nguy cơ nhiễm bệnh. Chú ý nghỉ ngơi, ăn uống và sinh hoạt hợp lý, thăm khám sức khỏe và thai sản theo định kỳ để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt và toàn diện nhất.

Điều trị bệnh Rubella ở bà bầu

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu chủ yếu là nghỉ ngơi, uống nhiều nước và đảm bảo dinh dưỡng, hạ sốt, giảm đau điều trị các triệu chứng khác (nếu cần thiết).

Cách tiêm phòng bệnh Rubella hiệu quả nhất cho bà mẹ và trẻ nhỏ

Phòng bệnh Rubeela đối với trẻ em: tiêm phòng vaccin một mũi sau 15 tháng tuổi, tiêm mũi 2 cách mũi một khoảng 6 – 10 tháng hoặc tiêm vào lúc trẻ được 4 – 6 tuổi.

Mong rằng bài viết chia sẻ thông tin về bệnh rubella ở bà bầu trên đây sẽ hữu ích với bạn đọc!

Xem thêm

bệnh loãng xương ở nam giới, nguyên nhân và cách điều trị